Triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân Iran đang trở nên “sáng sủa” hơn bao giờ hết, khi các bên liên quan đều thể hiện thiện chí và quyết tâm sớm đạt được một thỏa thuận. Theo kế hoạch, hôm 26/9 Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) sẽ nối lại đàm phán bên lề khóa họp lần thứ 68 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ.

Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua, Ngoại trưởng Mỹ và Iran đối thoại trực tiếp với nhau, dấy lên hy vọng về khả năng “tan băng” trong quan hệ Mỹ-Iran.

Tehran có thể sử dụng công nghệ hạt nhân của mình để sản xuất vũ khí hạt nhân. Cuộc đàm phán lần này cũng là cuộc gặp đầu tiên trong vòng 6 năm giữa Ngoại trưởng Mỹ và Iran kể từ tháng 5/2007, khi đó Ngoại trưởng Mỹ là Condoleezza Rice gặp Ngoại trưởng Iran Manoucher Mottaki ở Ai Cập.

rowhani%20tai%20lien%20hop%20quoc.jpg
Tổng thống Iran  Rowhani tại diễn đàn Liên Hợp Quốc (ảnh: thehindu)

Cuộc gặp hôm nay là cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Iran và những người đồng cấp đến từ các nước P5+1 kể từ sau cuộc đàm phán ở Almaty, Kazakhstan tháng Tư vừa qua. Tại cuộc gặp, các nước sẽ thảo luận về cách thức trấn an những lo ngại về việc Tehran có thể sử dụng công nghệ hạt nhân của mình để sản xuất vũ khí hạt nhân.Cuộc đàm phán lần này cũng là cuộc gặp đầu tiên trong vòng 6 năm giữa Ngoại trưởng Mỹ và Iran kể từ tháng 5/2007, khi đó Ngoại trưởng Mỹ là Condoleezza Rice gặp Ngoại trưởng Iran Manoucher Mottaki ở Ai Cập.

Diễn biến mới này "hứa hẹn dấu hiệu tan băng" trong quan hệ ngoại giao Mỹ - Iran, vốn bị cắt đứt kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Ngay tại phiên thảo luận toàn thể của khóa họp lần thứ 68 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hôm qua, vấn đề hạt nhân Iran là chủ đề được quan tâm hàng đầu với bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Tổng thống Iran của ông Hassan Rowhani. Nhà lãnh đạo Iran khẳng định, "Iran không phải là một mối đe dọa đối với sự ổn định Trung Đông cũng như hòa bình thế giới", và chương trình hạt nhân mà Iran phát triển hoàn toàn nhằm mục đích hòa bình.

Ông Rowhani cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chấp nhận hoạt động về hạt nhân của Iran. Tổng thống Rowhani nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế cần theo đuổi một giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân của Iran, và khẳng định, Tehran sẵn sàng chào đón những quan hệ mang tính xây dựng dựa trên lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau.

Thế giới hoan nghênh

Sau bài phát biểu của Tổng thống Iran, lãnh đạo nhiều nước lên tiếng bày tỏ hoan nghênh lập trường tích cực của Iran. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nhận định, bài phát biểu của Tổng thống Iran là “đáng khích lệ”, song yêu cầu nước này sớm có những hành động thiết thực về chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Tổng thống Pháp Francois Hollande trong cuộc tiếp xúc hôm qua với Tổng thống Rowhani hối thúc Iran có những “hành động cụ thể” về chương trình hạt nhân của nước này bởi vấn đề này không chỉ liên quan tới Iran mà ảnh hưởng tới an ninh toàn cầu.

Phản ứng về tuyên bố của Tổng thống Rowhani, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, tại cuộc họp báo hôm qua, bày tỏ tin tưởng "đối thoại và đàm phán là con đường duy nhất giải quyết vấn đề hạt nhân Iran". Trung Quốc ủng hộ các bên liên quan tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin/

“Trong bối cảnh hiện nay, nhóm P5+1 và Iran cần sớm nối lại đàm phán, thúc đẩy tiến trình đối thoại với cách tiếp cận thực tế, tìm kiếm một giải pháp cùng có lợi và tạo ra những tiến triển trong thời gian sớm nhất,” ông Hồng nói. “Các bên cần nỗ lực tạo ra những điều kiện để đạt được một giải pháp lâu dài, tổng thể và phù hợp đối với vấn đề hạt nhân Iran”.

Trong một phát biểu thể hiện mong muốn của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với Iran, người phát ngôn Nhà trắng Jay Carney nhấn mạnh, Mỹ rất quan tâm đến việc “tạo ra những tiến bộ” trong quan hệ với Iran, nếu nước này “nghiêm túc” trong việc giải quyết những tranh cãi về hạt nhân.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc cho biết, những động thái mới đây của Iran có thể tạo ra nền tảng cho “một thỏa thuận có ý nghĩa” về chương trình hạt nhân của Iran. Mỹ sẵn sàng “can dự ngoại giao” với Iran, mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước, song tân Tổng thống Iran phải thể hiện thái độ nghiêm túc trong việc theo đuổi một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân.

Những diễn biến như vậy được cho là sự khởi đầu tích cực trong việc thu hẹp bất đồng giữa Iran và Mỹ trong vấn đề hạt nhân, nhưng không có nghĩa hai bên có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung.

Các nhà phân tích nhận định, Mỹ và các đồng minh vẫn tin rằng, Iran có khả năng chế tạo bom hạt nhân, song vẫn đang chờ đợi những động thái cải thiện quan hệ từ phía Tổng thống Rowhani. Mỹ khẳng định sẽ không dỡ bỏ cấm vận đối với Iran nếu không nhận thấy sự tiến triển nào. Trong khi đó, Iran khẳng định chương trình hạt nhân của nước này là vì mục đích hòa bình và không từ bỏ quyền hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, với cam kết có lối tiếp cận minh bạch và hòa giải hơn trong chính sách đối ngoại của Iran, dư luận hy vọng, Tổng thống Iran Rowhani có thể tạo ra những tiến bộ về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran, dẫn đến sự trừng phạt kinh tế chống Iran của phương Tây trong nhiều năm qua./.