1. Lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Hoa Kỳ

the_gioi_2_jczg.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama (ảnh: White House)

Tuần qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cóchuyến thăm lịch sửtới Hoa Kỳ từ ngày 6-10/7 trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ từ trước tới nay. Chuyến thăm có tính biểu tượng không chỉ trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mà cả đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Obama tiếp Tổng Bí thư Đảng ta trong phòng bầu dục – đây là một điều khác thường dành cho một người không phải là người đứng đầu nhà nước hay Chính phủ.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, chuyến thăm của Tổng Bí thư được xem như là chuyến thăm của lãnh đạo một nước.

Nhiều hãng thông tấn, báo chí và tạp chí nghiên cứu của Mỹ, Anh, Nhật, Nga, Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippines,... đã đưa tin hoặc viết bài phân tích về sự kiện này.

Truyền thông thế giới coi đó là sự kiện lịch sử, giúp phá bỏ thêm các rào cản giữa 2 nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế, tạo điều kiện cho hai nước cùng đối phó với các thách thức chung về kinh tế và an ninh trên biển..

Chuyến thăm thể hiện mối quan hệ ngày càng sâu sắc và sự tin tưởng lẫn nhau ngày càng lớn giữa đôi bên.

Mặc dù hai bên còn những khác biệt nhất định, nhưng điều này có thể giải quyết thông qua đối thoại, ngoại giao, hòa giải. Hai bên nỗ lực không để khác biệt cản trở hợp tác.

2. Hy Lạp muốn rắn với chủ nợ nhưng rốt cuộc vẫn phải đấu dịu

Người nghỉ hưu chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp (ảnh: Reuters)

Sau cuộc trưng cầu dân ý thì 61% cử tri Hy Lạp đãnói “Không”với các yêu cầu cải cách từ nhóm chủ nợ quốc tế. Đây là chi tiết rất đáng chú ý bởi lẽ dù bỏ phiếu “Không” mà về lý thuyết là sẽ mở đường cho việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu nhưng thực chất là có đến 74% dân Hy Lạp vẫn muốn đất nước mình ở lại eurozone.

Mặc dù kết quả trưng cầu dân ý là như vậy, quan điểm của châu Âu đối với Hy Lạp vẫn rất cứng rắn. Châu Âu đã ra hạn chót cho Hy Lạp đề xuất cải cách mới

Sự cứng rắn và đoàn kết hơn này từ châu Âu đã khiến Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras thay vị trí Bộ trưởng Tài chính của ông Yanis Varoufakis nhằm xoa dịu các nhà đàm phán châu Âu.

Lo ngại về việc Hy Lạp phải rời khỏi khu vực đồng euro, giới doanh nghiệp Hy Lạp cũng đã hối thúc Thủ tướng Alexis Tsipras tìm kiếm thỏa thuận với các chủ nợ để cứu đất nước trước bờ vực sụp đổ kinh tế.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cam kết trước Nghị viện châu Âu sẽ công bố những đề xuất cụ thể trong ngày 9/7 để giải quyết vấn đề nợ của nước này. Ông cam kết Athens sẽ tiếp tục quá trình cải cách, không gây xung đột với các nước châu Âu và khu vực đồng euro, song cũng lưu ý thỏa thuận giữa Hy Lạp với các nước đối tác châu Âu phải thực sự giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Bên cạnh cam kết của Thủ tướng Tsipras, Bộ Tài chính Hy Lạp hôm qua cũng đã gửi thư tới quỹ cứu trợ thường trực của khu vực đồng tiền chung châu Âu, trong đó cũng cam kết sẽ bắt đầu thực hiện những cải cách về thuế và lương hưu theo yêu cầu của các chủ nợ để có thể nhận được khoản vay mới của Eurozone trong 3 năm giúp nước này thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.

3. Philippines triển khai “tấn công” Trung Quốc trên mặt trận pháp lý

Dân Philippines biểu tình phản đối sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh: AP)

Tại một phiên điều trần kín vào hôm 7/7, Philippines lập luận rằng một tòa án quốc tế cần phải can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa nước này và Trung Quốc về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và thủy sản ở Biển Đông.

Mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia, vụ kiện tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay đang được các chính phủ châu Á và Washington theo dõi sát sao trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng liên quan đến việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân.

Trước tòa án quốc tế, Philippines tố Trung Quốcphớt lờ luật biển. Philippines cảnh báo rằng sự nguyên vẹn của các luật Liên Hợp Quốc về biển đang bị thách thức.

Trong các bình luận mở màn phiên tòa ở La Hay hôm 8/7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, Philippines tìm kiếm sự can thiệp tư pháp vì hành vi của Trung Quốc ngày càng “hung hăng” và các đàm phán tỏ ra không hiệu quả.

4. Khủng bố IS vẫn còn đó và ngày càng nghiêm trọng

Lực lượng an ninh Tunisia (ảnh: vocfm)

Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi ngày 4/7 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công (có liên quan đến IS) nhằm vào khu nghỉ dưỡng quốc tế Port El Kantaoui, gần Sousse, Tunisia hôm 26/7 vừa qua làm 38 du khách nước ngoài thiệt mạng.

Luật tình trạng khẩn cấp sẽ tạm thời trao thêm quyền cho chính phủ nước này nhằm giúp chính phủ linh hoạt hơn trong việc điều hành đất nước như tăng quyền cho cảnh sát, quân đội, hạn chế một số quyền nhất định như tụ tập công cộng…..

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh ngày 9/7 cảnh báo nguy cơ cao xảy ra tấn công khủng bố tại Tunisia và không tin các biện pháp an ninh mà chính phủ Tunisia đang triển khai đủ để bảo vệ khách du lịch Anh.

IS tiếp tục bày trò man rợ khi để cho trẻ em hành quyết hàng chục binh sĩ chính phủ Syria tại một khu di tích lịch sử. Chúng đã tung ra đoạn video ghi lại những cảnh khủng khiếp này.

Một diễn biến nguy hiểm mới là phiến quân IS có thể đã trà trộn trên các thuyền chở người nhập cư tới châu Âu, theo tuyên bố của bà Michele Coninsx người đứng đầu Ủy ban Hợp tác Tư pháp Liên minh châu Âu (Eurojust).

Đã vậy chúng lại đang lợi dụng chính công nghệ mã hóa cực mạnh của các mạng xã hội để liên lạc và chiêu mộ tân binh một cách an toàn. Các cơ quan an ninh của Mỹ như FBI và NSA gặp khó khăn trong việc tiếp cận các liên lạc này

Tình hình ở Nga khá bi quan khi khá nhiều công dân Nga đang chiến đấu trong hàng ngũ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS do IS rất hiệu quả trong việc tuyển mộ các thanh niên Nga qua mạng xã hội. Việc tuyển mộ này chỉ giới hạn ở những khu vực có người Hồi giáo sinh sống ở Bắc Kavkaz mà còn đang len lỏi vào những vùng trung tâm của nước Nga.

5. Mỹ muốn thông qua Iran để xoay chuyển Trung Đông

Đại diện các nước nhóm họp tại Vienna về vấn đề hạt nhân của Tehran. (Ảnh: Sputnik)

Theo truyền thông Mỹ, chính phủ nước này hiện đang xây dựng một chiến lược Trung Đông mới trong thời gian nắm quyền còn lại của Tổng thống Barack Obama..

Trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp cho bất ổn khu vực Trung Đông, nơi Iran đóng vai trò khá quan trọng, chính giới Mỹ cho rằng một thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ là chìa khóa để mở ra các giải pháp chính trị không chỉ tại Syria mà còn ở nhiều quốc gia khác như Iraq, Yemen.

Mặc dù vậy, Mỹ xác nhận đàm phán hạt nhân Iran còn khó khăn và sẽkéo dài đến ngày 13/7. Các bên đang thảo luận những bước kỹ thuật cần thiết cho các biện pháp trong thỏa thuận sơ bộ nhằm kéo dài đàm phán hạt nhân Iran đến ngày 13/7.

6. BRICS trên đường hình thành trật tự thế giới mới đa cực

Quốc kỳ các nước trong BRICS (ảnh: flowofwisdom.com)

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm lần thứ 7 của nhóm các nền kinh tế mới nổiBRICS(gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hôm 8/7 khai mạc tại thành phố Ufa của Nga.

Với tư cách là chủ tịch luân phiên BRICS năm nay, nước chủ nhà Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập sự tương tác với các nước BRICS và coi mối quan hệ với các nước BRICS là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao./.

Đây cũng là lần thứ 3 liên tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự Hội nghị Thượng đỉnh nhóm BRICS.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 này của BRICS được giới quan sát quan tâm đặc biệt. Nhà nghiên cứu chính trị thuộc Đại học New York của Mỹ, Cynthia Roberts cho rằng, Hội nghị năm nay đánh dấu bước chuyển từ trật tự thế giới cũ sang mộttrật tự mới đa cựcmà ở đó, BRICS nổi lên với tư cách là tiếng nói có trọng lực về chính trị và tài chính.

Quỹ dự trữ ngoại tệ của BRICS trị giá 100 tỷ đôla được thành lập nhằm bảo hiểm cho các tình huồng khẩn cấp và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30-7..

Bên cạnh sự đột phá này, cũng không thể phủ nhận những đóng góp đầy ấn tượng của BRICS đối với nền kinh tế thế giới trong thập kỷ qua. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đóng góp của BRICS vào nền kinh tế thế giới đã tăng lên 50% trong 10 năm qua.

7. WikiLeaks tung ra tiếp tài liệu chi tiết về việc NSA (Mỹ) theo dõi gắt gao Thủ tướng Đức

Thủ tướng Đức Merkel (trái) hết sức bất bình trước thông tin bị nghe lén (ảnh: Getty)

Theo những tài liệu mà WikiLeaks mới công bố, quy mô do thám Chính phủ Đức của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) lớn hơn rất nhiều so với những gì đã công bố.

Tiết lộ bê bối nghe lén thứ 2 nhằm vào các quan chức Đức chỉ trong vòng 1 tháng qua đang thực sự làm lung lay mối quan hệ đồng minh truyền thống này.

Theo WikiLeaks, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đã do thám các Thủ tướng Đức trong hơn 10 năm. Mỹ cũng nghe lén 125 số điện thoại của các quan chức chính phủ Đức. Những nhân vật bị theo dõi là những phụ tá, cố vấn hàng đầu cho Thủ tướng Đức trong các vấn đề đối ngoại và tình báo./.