Ngày19/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tiến hành thăm 4 nước Ấn Độ, Pakistan, Thụy Sỹ và Đức. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Lý Khắc Cường trên cương vị Thủ tướng Trung Quốc. Chuyến thăm này được coi là có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, tăng cường quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Ảnh: AP) |
Ấn Độ là nước đầu tiên Thủ tướng Lý Khắc Cường đặt chân tới trong chuyến công du lần này. Bởi lẽ, Ấn Độ không những là thị trường mới nổi mà còn là nước láng giềng có quan hệ tốt với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng là thị trường mới nổi đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới khu vực và thế giới.
Những năm gần đây, quan hệ Trung-Ấn phát triển mang tính ổn định. Mặt khác, vị trí của toàn khu vực Châu Á trên thế giới ngày càng được củng cố và nâng cao. Trong bối cảnh đó, quan hệ Trung-Ấn có ý nghĩa chiến lược, ảnh hưởng mang tầm thế giới.
Việc Thủ Tướng Lý chọn Ấn Độ là nơi thăm đầu tiên trong chuyến công du của mình, biểu hiện Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ nhiều mặt với Ấn Độ. Thông qua chuyến thăm lần này, Trung Quốc không chỉ muốn tăng cường hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược với Ấn Độ mà còn mong muốn tăng cường hợp tác ở lĩnh vực đầu tư, thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng mong muốn tăng cường giao lưu văn hóa, làm sâu sắc hơn lòng tin giữa nhân dân hai nước, tham khảo ý kiến về những vấn đề khu vực và thế giới, hy vọng cùng với Ấn Độ đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định của khủ vực và thế giới.
Những năm gần đây hợp tác kinh tế, thương mại Trung-Ấn đạt được những kết quả tốt đẹp. Năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều hai nước đạt 66,5 tỷ USD. Đối với Ấn Độ, Trung Quốc là đối thương mại lớn thứ hai, còn đối với Trung Quốc, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất ở khu vực Nam Á. Mục tiêu đến năm 2015, hai nước sẽ nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD. Mục tiêu này không hề xa vời, mà khả năng đạt được trong tầm tay.
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hai bên sẽ ký kết văn bản hợp tác kinh tế thương mại và một số văn bản hợp tác quan trọng khác làm cơ sở để phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Tăngcường hợp tácvới nước có quan hệtruyền thống
Sau Ấn Độ, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ thăm Pakistan. Pakistan vừa là nước láng giềng có quan hệ truyền thống với Trung Quốc, vừa là đối tác chiến lược của Trung Quốc khi nước này thực hiện chính sách ngoại giao mới.
Trung Quốc và Pakistan đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1962. Mối quan hệ đó đã có nhiều thăng trầm, nhưng vẫn là hình mẫu của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước trong giai đoạn Trung Quốc xây dựng XHCN. Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường chọn Pakistan trong chuyến công du lần này thể hiện việc Trung Quốc coi trọng tăng cường phát triển quan hệ với Pakistan. Chuyến thăm cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hợp tác hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn hợp tác chiến lược giữa hai nước. Đặc biệt, chuyến thăm này diễn ra ngay sau khi bầu cử Pakistan vừa kết thúc, thể hiện tình cảm đặc biệt và sự tin tưởng mạnh mẽ giữa hai nước.
Pakistan là nước đầu tiên đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Trung Quốc, được Trung Quốc sớm thừa nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Đối với Trung Quốc, Pakistan là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Ấn Độ ở khu vực Nam Á. Pakistan cũng là khu vực đầu tư quan trọng, thị trường đấu thầu xây dựng chủ yếu của Trung Quốc.
Chuyến thăm Pakistan của Thủ tướng Lý hy vọng sẽ mở ra một giai đoạn phát triển hợp tác mới giữa hai nước ở lĩnh vực xây dựng hạ tầng, năng lượng, thủy lợi, nông nghiệp, khoáng sản, thông tin…
Làm mới quan hệ với các nước Châu Âu
Làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các nước châu Âu cũng là mục đích của ông Lý Khắc Cường trong nhiệm kỳ của mình. Do vậy, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chọn Đức và Thụy Sỹ là hai nước Châu Âu có quan hệ truyền thống với Trung Quốc làm điểm dừng chân.
Thụy Sỹ là nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển. Trung Quốc là đối thương mại lớn nhất của Thụy Sỹ ở khu vực Châu Á, Thụy Sỹ là đối tác thương mại lớn thứ 7 trong các nước Châu Âu có quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Trong khi đó, tại Châu Âu, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2012 kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 161,1 tỷ USD chiếm 29,5% kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và EU.
Chuyến thăm hai nước Châu Âu lần này, Thủ tướng Lý Khắc Cường mong muốn tăng cường hợp tác với hai nước ở các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp chế tạo, đầu tư, tài chính, ô tô, máy móc, tàu thuyền…
Đức và Thụy Sỹ Là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Tuy Thụy Sỹ không phải là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc như Đức, nhưng Trung Quốc có thể học hỏi rất nhiều những kinh nghiệm về kỹ thuật trong quá trình trao đổi thương mại. Chính vì vậy, làm mới quan hệ với các nước Châu Âu cũng là điều dễ hiểu khi Trung Quốc đang muốn nâng tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới./.