Thông cáo của Hội nghị nhóm các quốc gia công nghiệp G7 tổ chức ở miền nam nước Đức có đoạn: “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình cũng như việc sử dụng các đại dương thế giới một cách tự do, hợp pháp và không bị cản trở”.
trung_quoc_xay_dao_nhan_tao_jmfv.jpg
Trung Quốc đang cải tạo phi pháp trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh: Reuters)

Bắc Kinh ra yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Các lãnh đạo G7 khẳng định: “Chúng tôi cực lực phản đối hành vi hăm dọa, cưỡng ép, và sử dụng vũ lực cũng như các hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng, như là cải tạo bãi đá trên quy mô lớn”.

Thông cáo không nói đich danh Trung Quốc nhưng cách diễn đạt của nó ám chỉ rõ ràng tới hoạt động của Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Tân Hoa xã đã phản ứng, lưu ý rằng không có quốc gia nào trong nhóm G7 có liên quan trực tiếp tới tranh chấp trên Biển Đông.

Tân Hoa xã viết: “Sự can thiệp vô lý vào các tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và một số nước châu Á sẽ không chỉ làm hại quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc mà còn đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Các lãnh đạo thế giới tại Hội nghị G7 cũng bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh liên tục phái tàu tới vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang do Nhật Bản kiểm soát./.