AFPdẫn thông tin trên website của Bộ Môi trường Trung Quốc ngày 14/7 cho biết, đập Shuangjiankou sẽ cao hơn con đập cao nhất thế giới hiện tại là Jinping-1 (cũng của Trung Quốc) khoảng 10m. Chi phí xây dựng con đập Shuangjiankou lên đến 5,8 tỷ USD.

trung_quoc_xay_dap_cao_nhat_the_gioi_hinh_anh_ahme.jpg
Đập Tam Hiệp, con đập lớn nhất thế giới của Trung Quốc (Ảnh AP)

Việc xây dựng các đập nước lớn như trên là nhằm phục vụ mục tiêu đến năm 2030, 20% sản lượng điện của Trung Quốc sẽ được sản xuất từ nguyên liệu không hóa thạch (thông qua các nhà máy thủy điện).

Trung Quốc cho rằng, việc đạt được mục tiêu nói trên sẽ làm giảm lượng khí nhà kính mà nước này đang thải ra môi trường, vốn đang ở mức cao nhất trên thế giới.

Không chỉ sở hữu đập cao nhất thế giới, Trung Quốc còn là quê hương của con đập lớn nhất thế giới- Đập Tam Hiệp- và khoảng 85.000 nhà máy thủy điện khác.

Việc xây dựng những con đập lớn như thế này đã khiến hàng triệu người dân Trung Quốc phải rời bỏ quê hương của mình.

Ngoài ra, các chuyên gia về môi trường cho rằng, những đập này có thể làm giảm mạnh số lượng cá và các sinh vật khác sinh sống trong khu vực có đập.

“Chi phí xây dựng các đập thủy điện ở Trung Quốc thường bị kéo tụt xuống hoặc lờ đi và nước này thường không tính đến những chi phí về môi trường và xã hội trong các dự án xây dựng đập của mình”, Tổ chức phi chính phủ International Rivers của Mỹ nhận định./.