Phát hiện này có được nhờ vào kính viễn vọng săn tìm hành tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

hinh_anh_lo_den_uhwj.jpg
Hình ảnh lỗ đen. Ảnh: Express.co.uk.

Các nhà khoa học cho biết, đây là một sự kiện hiếm gặp trong không gian. Ngôi sao này cách trái đất 375 triệu năm ánh sáng và có kích thức tương đương với mặt trời. Trường hợp này được gọi tên là “sự gián đoạn thủy triều”, khi một ngôi sao đến quá gần hố đen và chịu tác động của lực hấp dẫn mạnh.

Nhà khoa học Knicole Colon của NASA nói: "Đây chắc chắn là một thời điểm thú vị cho những người nghiên cứu về hố đen. Còn rất nhiều điều để tìm hiểu và, bạn biết đấy, trong trường hợp, sự gián đoạn thủy triều xảy ra khi một hố đen nuốt chửng một ngôi sao, điều đó chỉ xảy ra một lần trong mỗi 10.000 đến 100.000 năm ở thiên hà có kích thước như Dải Ngân hà của chúng ta. Cơ hội này tương đối hiếm gặp nên chúng ta cần phải nghiên cứu hiện tượng này bằng tất cả những công cụ có sẵn của chúng ta”.

Các nhà khoa học cho biết, thông qua hình ảnh thu được, họ sẽ nắm được quy luật cũng nhưng hành vi của hố đen vũ trụ bí ẩn. Hiện sự gián đoạn thủy triều vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Giới thiên văn học không rõ tại sao hố đen trong lúc “nuốt” ngôi sao lại phun ra quá nhiều tia cực tím nhưng lại quá ít tia X./.