a1_zfbh.jpg
Cyprien Verseux là một nhà khoa học làm việc ở trạm Concordia, Nam Cực - trung tâm khoa học xa xôi nhất trên thế giới. "Đây là nơi lạnh lẽo nhất trên Trái Đất với nhiệt độ mùa đông lúc nào cũng dưới -80 độ C", Cyprien chia sẻ.
Dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng trung tâm khoa học này vẫn thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.
Để thoát khỏi cuộc sống buồn chán nơi chỉ có tuyết trắng, nhà khoa học trẻ Cyprien đã nghĩ ra một cách để giải khuây. Đó là nấu ăn ngoài trời trong thời tiết lạnh giá khắc nghiệt ở Nam Cực.
Chúng ta sẽ không bao giờ thấy kiểu nấu ăn độc đáo này ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất, trừ Nam Cực khi mà trứng còn chưa kịp cho vào chảo thì đã đóng băng.
Nấu nướng ở Nam Cực là một trải nghiệm vô cùng thú vị và độc đáo.
"Chúng tôi đã nhìn thấy mặt trời vào tháng 8 sau 3 tháng thậm chí không cả nhìn thấy đường chân trời. Không khí ở đây rất khô và ít oxy", nhà khoa học Cyprien Verseux cho biết.
"Chúng tôi đã hết đồ ăn tươi từ đầu mùa đông và chúng tôi sẽ không được cấp thêm thực phẩm từ đầu tháng 2 - đầu tháng 11. Vì thế, mọi người chủ yếu ăn thức ăn đông lạnh".
"Hiện tại, trung tâm khoa học của chúng tôi có 13 người, gồm có các kỹ sư, các nhà khoa học, một đầu bếp và một bác sĩ".
"Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng trạm khoa học Concordia có sức hút rất lớn với các nhà nghiên cứu làm việc trong những lĩnh vực khác nhau như thiên văn học và sinh lý học con người".
"Chúng tôi sử dụng môi trường ở Nam Cực để nghiên cứu về sự thích nghi của con người với các điều kiện sống trong tương lai như trên Mặt Trăng hoặc sao Hỏa".
"Nhờ có các dự án được thực hiện ở Nam Cực mà chúng tôi biết được rằng mức độ khí nhà kính chưa bao giờ cao đến vậy trong 800.000 năm qua", nhà khoa học trẻ cho biết.
Cuộc sống ở Nam Cực của các nhà khoa học./.