1. Tết Nguyên Đán còn được gọi là lễ hội mùa xuân

Lễ hội mùa xuân là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của những ngày lạnh nhất. Mọi người chào đón mùa xuân và cho những khởi đầu mới. Lễ hội mùa xuân cũng có thể gọi là Tết Nguyên Đán. Tại các nước như Triều Tiên, Hàn Quốc hay Việt Nam cũng ăn mừng ngày lễ này.

a1_dgrn.jpg
Lễ hội mùa xuân hay còn gọi là Tết Nguyên Đán. Ảnh: Chinese New Year

2. Ăn Tết theo lịch âm

Người Trung Quốc ăn Tết theo lịch Mặt Trăng (Tết âm lịch), từ ngày 1/1 đến ngày 15/1. Lịch âm vẫn rất quan trọng ở Trung Quốc, mặc dù đất nước này đã sử dụng lịch Gregory (Dương lịch) giống như các quốc gia còn lại trên thế giới. Tất cả các ngày lễ và ngày truyền thống đều tổ chức theo lịch âm, một số người vẫn tính ngày sinh và tuổi của họ theo lịch này.

Lịch hiện đại của Trung Quốc sử dụng lịch Gregorian (Dương lịch) nhưng vẫn bao gồm các ngày âm lịch. Ảnh: Chinese New Year

3. Ngày để cầu nguyện

Lễ hội mùa xuân ban đầu là một ngày để cầu nguyện các vị thần cho một mùa trồng trọt và thu hoạch tốt. Mọi người cũng tưởng nhớ tổ tiên của mình trong dịp này.

4. Trừ quái vật

Theo một truyền thuyết, có một con quái vật tên là Nian sẽ đến vào mỗi đêm Giao thừa. Hầu hết mọi người sẽ trốn trong nhà. Tuy nhiên, một cậu bé đã dũng cảm chống lại con quái vật bằng cách sử dụng pháo. Ngày hôm sau, mọi người ăn mừng sự sống sót của họ bằng cách đốt thêm pháo. Thực tế, đốt pháo đã trở thành một phần quan trọng của lễ hội mùa xuân.

5. Đốt pháo trong đêm Giao thừa

Vẫn là truyền thuyết về quái vật Nian, pháo được cho là khiến lũ quái vật sợ hãi và xua đuổi xui xẻo. Vì vậy, mọi người sẽ đốt pháo trong đêm Giao thừa và vào buổi sáng mùng 1 Tết để chào năm mới và chúc nhau mọi điều may mắn. Cũng trong đêm đó, các gia đình cũng đốt vàng mã cho người thân đã mất của họ. Giống như ngày lễ Chuseok (Tết trung thu) của Hàn Quốc hay lễ hội Người chết ở Mexico, họ tin rằng đốt vàng mã sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho những người đã mất ở thế giới bên kia.

Người Trung Quốc sẽ đốt pháo trong đêm Giao thừa và vào buổi sáng mùng 1 Tết để chào năm mới. Ảnh: Chinese New Year

6. Tuy nhiên, tại Trung Quốc đôi khi cũng không được đốt pháo

Vì lý do an toàn và lo ngại ô nhiễm không khí, nhiều thành phố tại Trung Quốc đã cấm đốt pháo. Hơn 500 thành phố đã áp dụng lệnh cấm này. Thành phố Bắc Kinh đã cấm đốt pháo trong 13 năm, tuy nhiên, lệnh cấm đã dỡ bỏ vào năm 2006 do bị người dân phản đối.

7. Đây là kỳ nghỉ dài nhất của Trung Quốc

Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc kéo dài 15 ngày. Theo truyền thống, bạn phải dành thời gian cho gia đình vào dịp này và chỉ có thể ra ngoài sau ngày thứ 5. Phần lớn các cửa hàng cũng đóng cửa. Vì vậy, người dân thường mua thực phẩm dự trữ, quần áo mới và nhiều thứ khác từ trước đó.

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc chi tiêu gấp đôi cho việc mua sắm và ăn uống so với người Mỹ chi tiêu vào Lễ Tạ ơn. Ảnh: Chinese New Year

8. Cuộc di chuyển lớn nhất trên thế giới

Điều quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán là đoàn tụ gia đình, mọi người thường trở về nhà để quây quần ăn tối trong đêm Giao thừa. Trong dịp này, con cái từ các thành phố lớn sẽ di chuyển về nhà ăn Tết cùng cha mẹ ở quê. Việc di chuyển này được gọi là “Xuân vận”.

Ga tàu điện ngầm chật kín người trong cuộc di chuyển lớn nhất thế giới tại Trung Quốc. Ảnh: Chinese New Year

9. Người độc thân thuê bạn trai/bạn gái về nhà ra mắt

Sinh con nối dõi là một trong những điều rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Một số người độc thân thường thuê bạn trai/bạn gái để đưa về nhà giả làm người yêu, mong làm yên lòng các bậc phụ huynh.

10. Kiêng tắm, quét nhà, vứt rác

Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc kiêng tắm. Việc quét nhà và vứt rác cũng kiêng cho đến ngày mùng 5 Tết. Điều này được cho là để đảm bảo rằng bạn không vứt bỏ may mắn trong Năm Mới. Trước Tết, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa để xua đuổi những điều xui xẻo, nhường chỗ cho những điều tốt đẹp trong năm tiếp theo.

Ngoài ra, vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng kiêng cắt tóc, sử dụng kéo, dao và những vật sắc nhọn khác, không tranh cãi hay nói những lời không may mắn và không đập phá đồ đạc.

11. Trẻ em được nhận lì xì

Ở những nền văn khác, trẻ em sẽ được nhận quà tặng trong các ngày lễ. Vào ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, trẻ em sẽ nhận được bao lì xì đỏ. Số tiền này được cho là để chuyển vận may từ những người lớn tuổi sang những đứa trẻ. Phong bao lì xì cũng được trao giữa sếp và nhân viên, đồng nghiệp và bạn bè.

Tùy thuộc vào từng gia đình, trẻ em có nhận được phong bao lì xì 1000 Nhân dân tệ. Ảnh: Chinese New Year

12. Ăn bánh bao  

Hầu hết người Trung Quốc sẽ ăn bánh bao trong bữa cơm tất niên hoặc trong bữa sáng đầu tiên của Năm Mới. Tuy nhiên, bánh bao không phổ biến ở mọi nơi tại Trung Quốc, ở miền Nam, người dân thường ăn nem rán hoặc bánh trôi tàu. 

Bánh bao trong dịp Năm Mới tại Trung Quốc. Ảnh: Chinese New Year

13. Món tráng miệng có ý nghĩa đặc biệt

Rất nhiều món tráng miệng trong dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt. Phần lớn là do cách chơi chữ trong tên các loại bánh. Ví dụ như bánh trôi tàu còn có nghĩa là đoàn tụ hay bánh tổ, một loại bánh gạo của Trung Quốc, tượng trưng cho sự thành công trong Năm Mới.

Nhiều món tráng miệng trong dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt. Ảnh: Chinese New Year

14. Rượu

Rượu là thứ không thể thiếu đối với người Trung Quốc trong ngày Tết. Có một câu rằng: “Phi tửu bất thành lễ” (Không có lễ hay nghi thức nào mà không có rượu). Điều này có nghĩa là bạn cần có rượu cho mỗi ngày lễ hoặc bữa ăn quan trọng.

15. Trang trí màu đỏ đón Tết Nguyên Đán

Pháo nổ không phải là thứ duy nhất khiến quái vật Nian sợ hãi, màu đỏ cũng là một “vũ khí” khiến chúng khiếp sợ. Vì vậy, người Trung Quốc thường trang trí nhà cửa bằng những vật dụng màu đỏ trong dịp Năm Mới. Họ sẽ treo đèn lồng đỏ, chuỗi ớt, dán giấy đỏ lên cửa ra vào và cửa sổ. Mặc quần áo mới màu đỏ cũng được cho là mang lại may mắn cho Năm Mới.

Sắc đỏ là màu yêu thích của Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán. Ảnh: Chinese New Year

16. Mỗi năm có một con vật đại diện

Trung Quốc có 12 con vật đại diện cho 12 cung hoàng đạo, mỗi một con vật sẽ đại diện cho một năm. Năm 2020 sẽ là năm con chuột. Một số loài động vật như chuột, rắn, chó và lợn thường được yêu thích trong văn hóa Trung Quốc. Những người sinh năm mà con vật đại diện được gọi là cầm tinh con vật đó. Con vật đại diện có thể quyết định sự nghiệp, sức khỏe và sự thành công của bạn.

12 con vật hoàng đạo của Trung Quốc là Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Lợn. Ảnh: Chinese New Year

17. Hạn năm tuổi

Năm tuổi của bạn là năm con vật hoàng đạo của bạn đại diện, và đây được cho là năm xui xẻo của bạn. Người Trung Quốc cho rằng, trẻ em có thể dễ dàng bị quỷ bắt trong năm tuổi. Bởi vậy, trong năm tuổi, nên có “vũ khí phòng thủ” màu đỏ. Giống như việc trang trí nhà cửa màu đỏ có thể mang lại tài lộc, bạn cũng có thể mặc quần áo màu đỏ hoặc đeo trang sức đỏ.

18. Tết Nguyên Đán là thêm 1 tuổi

Ngoài độ tuổi thực tế (dựa vào ngày sinh nhật), người Trung Quốc còn coi lễ hội mùa xuân là thời điểm tăng thêm 1 tuổi.

19. Chúc mừng năm mới bằng tiếng Trung là “xin nian kuai le”

Cụm từ này có nghĩa đen là “Chúc mừng năm mới”. Tuy nhiên, ở Hong Kong và các khu vực nói tiếng Quảng Đông khác, người ta thường nói “gong hei fat choy”, có nghĩa là “Chúc may mắn”. Hầu hết những lời chúc trong năm mới ở Trung Quốc đều mong muốn thu hoạch tốt, giàu có, tài lộc, sức khỏe, tuổi thọ, đông con.

20. Năm Mới của Trung Quốc kết thúc bằng Lễ hội đèn lồng

Trăng tròn đầu tiên của năm (Rằm tháng Giêng) là Lễ hội Yuanxiao hay còn gọi là Lễ hội đèn lồng, mọi người sẽ có một đêm tự do tiệc tùng. Đây còn được gọi là Ngày Valentine của Trung Quốc, bởi các cô gái có thể thoải mái đi dạo, ngắm trăng và ngắm những chiếc đèn lồng tuyệt đẹp.

21. Tết Nguyên Đán được tổ chức khắp nơi trên trên thế giới.

Tại London (Anh), San Francisco (Mỹ) hay Sydney (Australia) cũng đều tổ chức lễ hội mùa xuân. Ảnh: Chinese New Year

Theo ước tính, cứ 5 người trên thế giới thì có một người là người Trung Quốc. Tại các nơi như London (Anh), San Francisco (Mỹ) hay Sydney (Australia) cũng đều tổ chức lễ hội mùa xuân và những người Trung Quốc sống xa quê cũng ăn mừng Tết Nguyên Đán./.