AFPdẫn lời Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, Chính phủ Cuba đã rất hợp tác trong việc này và nhấn mạnh: “Việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng như việc Mỹ mở lại Đại sứ quán tại Havana đã giúp chúng tôi có thể liên lạc với Chính phủ Cuba để giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của hai bên”.

helffrie_hxdu.jpg
Tên lửa Hellfire được bắn từ một trực thăng. Ảnh AFP
Trước đó, các chuyên gia lo ngại rằng, Cuba có thể sẽ chuyển những công nghệ được coi là “nhạy cảm” trong việc chế tạo tên lửa Hellfire cho các nước đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, loại tên lửa vốn được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu dưới mặt đất từ trực thăng và máy bay không người lái này đã được Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1984 và được chuyển giao sang hàng chục quốc gia khác nhau.

Chính vì thế, dù Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra vụ việc này, Mỹ vẫn chỉ coi đó là sự nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển quả tên lửa này sang EU.

Tên lửa Hellfire được Tập đoàn Quốc phòng Mỹ Lockheed Martin chế tạo, trong đó bao gồm cả một phiên bản dành cho huấn luyện đã bị lược bỏ đầu đạn, kíp nổ,  cảm biến con quay hồi chuyển và động cơ.

Hồi năm 2014, Lockheed Martin đã được Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận xuất khẩu phiên bản tên lửa Hellfire phục vụ cho cuộc tập trận của NATO tại Tây Ban Nha.

Quả tên lửa “bị lạc” sang Cuba được cho là đã được đưa lên một chiếc xe tải do hãng Air France của Pháp thuê để đưa đến sân bay Charles de Gaulle và được máy bay của hãng đưa đến Havana nhưng đã bị giới chức Cuba giữ lại.

Wall Street Journal của Mỹ là tờ báo đầu tiên thông tin về vụ việc này, sau đó, Tập đoàn Lockheed Martin cũng đã báo cáo về vụ việc này cho Bộ Ngoại giao Mỹ./.