Hàng trăm người đã tổ chức buổi cầu nguyện cho Martin Richard vào tối 16/4. Đây là nạn nhân trẻ nhất trong vụ tấn công kép xảy ra ở cuộc thi Marathon Boston hôm 15/4 vừa qua. Trong khi đó, cha mẹ của cô sinh viên Trung Quốc hiện đang là nghiên cứu sinh của trường ĐH Boston này cũng cho biết về cái chết của đứa con duy nhất giống như “con dao găm đâm vào tim” vậy.

2-nan-nhan.jpg
Hai nạn nhân xấu số là  Krystle Campbell (phải) và Martin. (ảnh: ABC News)

Chiều 15/4, sinh viên 23 tuổi này đang xem cuộc thi chạy marathon cùng với 2 người bạn khác thì 2 quả bom đã phát nổ làm 3 người chết và hơn 170 người khác bị thương.

Ngày 17/4, trả lời phỏng vấn qua điện thoại của kênh ABC News, cha cô gái này, quê ở Đông Bắc, Trung Quốc nức nở nói: “Đây là khoảng thời gian đau khổ nhất đối với gia đình chúng tôi”.

Ông yêu cầu không tiết lộ tên của gia đình mình vì ông bà của cô gái vẫn đang hy vọng rằng cô ấy còn sống. Ông ấy cũng cho biết thêm, gia đình ông đã từ chối rất nhiều lời mời phỏng vấn trước đó vì “mỗi lần nói về chuyện này chúng tôi thấy như bị dao đâm vào tim vậy”.

Bố cô gái cho biết, ông đang tiến hành xin visa để sang Mỹ và xác nhận thi thể của con gái mình. Gia đình ông đã thực hiện chính sách một con của Trung Quốc nên đây là đứa con gái duy nhất của họ.

Trường ĐH Boston không thông báo tên của sinh viên, vì họ vẫn đang chờ đợi sự cho phép từ phía gia đình. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng chưa xác định rõ danh tính của cô gái này mà chỉ nói rằng, cô đến từ Shenyang (Chiết Giang).

Theo thông tin, cô sinh viên này đã từng học tại trường Bắc Yucai – một trong những trường trung học tốt nhất ở Chiết Giang, Trung Quốc. Hiệu trưởng của trường nghe tin tức cũng cho biết: “Chúng tôi thật sự bị sốc”

Gia đình của nạn nhân sống tại một trong những thành phố phát triển và lớn nhất ở Trung Quốc. Bố của nạn nhân là người ăn nói khá nhẹ nhàng và lưu loát. Giống như nhiều gia đình ở Trung Quốc, việc cô được nhận học tại một trường đại học ở Mỹ là niềm tự hào lớn của cha mẹ và ông bà cô.

Theo bản tin buổi tối của tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), nạn nhân đã giành được học bổng học tại trường trung học và đại học uy tín. Giống như nhiều gia đình ở Trung Quốc, gia đình đã luôn ủng hộ cô đi học và trải nghiệm ở Boston bằng việc tiết kiệm mọi khoản tiêu dùng.

Trong khi đó, bạn bè, hàng xóm và thậm chí là những người không biết Martin Richard cũng tụ tập ở công viên Garvey tối thứ 3 (16/4), mỗi người cầm một ngọn nến và 1 lá cờ Mỹ để cầu nguyện cho cậu bé.

Martin Richard, cậu bé 8 tuổi đang cầm 1 que kem và xem marathon với gia đình thì vụ nổ kép xảy ra. Debbie Bickoff nói trong buổi cầu nguyện: tất cả những ai chết đều đã có cuộc sống của họ nhưng đối với một đứa trẻ 8 tuổi thì nó lại thực sự khác.

Bickoff là một trong số hơn 1.000 người đưa tiễn Martin và cầu nguyện cho mẹ và chị gái của cậu bé đang nằm trong bệnh viện sớm bình phục. Mẹ của Martin, Denise Richard là một thủ thư làm việc ở thư viện trường Neighborhood House Charter, nơi đứa con trai của bà đang theo học lớp 3. Bà Denise Richard vẫn đang nằm viện vì bị thương ở đầu. Em gái của Martin là Jane cũng vậy. Cô bé bị mất 1 chân. Jane là một vũ công, đang học lớp một cùng trường với Martin.

Ngày 16/4, bố của cậu bé, ông Bill Richard đã gửi lời cảm ơn tới  bạn bè, gia đình và những người khác vì sự giúp đỡ của họ. Các giáo viên ở trường cũng đang cố gắng vượt qua sự mất mát lớn này trước khi bắt đầu vào tuần học mới.

Ông Kevin Andres, Hiệu trưởng của trường Neighborhood House Charter nói rằng: “Chúng ta cần phải mạnh mẽ lên. Niềm vui trong mỗi giọng nói sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả”. Bà Lois Eames ở Dorchester, Mass cho rằng việc mình tham gia vào lễ cầu nguyện rất quan trọng bởi đây là một hành động giúp chữa lành những vết thương cho mọi người. Bà nói: “Đây là những gì chúng ta phải làm và cần phải sát cánh bên nhau. Bạn sẽ không tìm thấy một hàng xóm nào giống như Dorchester trên thế giới đâu. Cái ác vẫn luôn tồn tại ở đời nhưng cái thiện luôn luôn thắng”.

Bà Joyce Allen và con gái mình, Faith cho hay, họ không thể tin nổi vào tai mình khi nghe thông tin về cái chết của Martin. Bà Joyce Allen nói “Khi họ thông báo, tôi giật mình “là Martin sao?” và sau đó khi nhìn thấy tên họ của nó, tôi đã thấy rất buồn và nghĩ rằng gia đình của cậu bé sẽ đối mặt thế nào với tin tức đó đây?”

Cách Dorchester một vài dặm, vào tối 16/4, người dân cũng tổ chức một lễ cầu nguyện khác ở Boston Commons với sự tham gia của hàng trăm người đổ về để tưởng nhớ Martin và 2 nạn nhân xấu số khác của vụ đánh bom.

Ngày 16/4, Krystle Campbell, 29 tuổi đã được xác định là một nạn nhân khác của vụ tấn công này. Theo như tin tức mà ABC ở Boston xác định, bố mẹ của Campbell, ông William Campbell Jr. và bà Patty Campbell ban đầu đã nghĩ rằng đó là bạn của con mình, nhưng sau đó, họ biết được rằng con gái họ lại chính là nạn nhân. Chỉ đến khi được cho phép gặp người bị thương, họ mới phát hiện ra con gái của mình đã chết. “Tôi đã thốt lên, đó không phải là con gái tôi mà là Karen! Con gái tôi ở đâu?”./.