>> Xem thêm:Bối cảnh và hình ảnh trận chiến Busan

Tháng 8/1950, các lực lượng Liên Hợp Quốc (gồm có Mỹ và Hàn Quốc) bắt đầu rút khỏi vành đai Busan (trước kia viết là Pusan), bỏ lại sau lưng các vị trí phòng thủ. Điều này giúp họ có thể tập kết lại và quay trở lại chiến đấu sau đó. Việc triệt thoái đó còn cung cấp thêm nhân sự cần thiết để khống chế lực lượng Triều Tiên từ xa. Quân Liên Hợp Quốc cũng muốn bảo đảm họ có thể kiểm soát được cảng Busan, để họ có thể nhập hàng tiếp tế và nhận thêm binh sĩ.

chien_truong_masan_vliq.jpg
Binh sĩ Liên Hợp Quốc tiến ra chiến trường Masan. Ảnh: War History Online.

Quân đội Triều Tiêu tấn công vào vành đai này, cố gắng mở đường vào Busan. Họ tấn công vào 4 nơi: hướng bắc, hướng đông, và 2 vị trí ở hướng nam.

Quân Liên Hợp Quốc bắt đầu phản công, và đây là đợt phản công đầu tiên của họ trong cuộc chiến tranh này. Họ đương đầu với 500 lính bộ binh Triều Tiên và đánh bại lực lượng này, rồi chiếm được sở chỉ huy sư đoàn 6 quân đội Triều Tiên.

Tuy nhiên sau đó vận may của họ ít dần. Chiến sự dữ dội kéo dài trong 3 ngày gần Chindong-ni, và quân Liên Hợp Quốc đã phải tái triển khai khi cần thiết.

Khi một sư đoàn bộ binh LHQ buộc phải rút lui vài ngày sau đó, địa hình khó đi lại đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho họ. Quân Mỹ mắc kẹt trong bùn lầy ở đây đã bị quân Triều Tiên tấn công từ vị trí cao hơn, thuận lợi cho phục kích.

Kết quả, phía Mỹ mất thêm 2 tiểu đoàn cùng vũ khí thiết bị tương ứng. Quân Mỹ dù được yểm trợ cũng không giành lại được thế trận.

Cục diện xoay chuyển

Tuy nhiên, sau nhiều vụ đụng độ như vậy, lực lượng quân đội Triều Tiên suy mòn đáng kể.

Vào thời điểm đó, Liên Hợp Quốc đổ thêm quân xuống khu vực này, với số lượng nhiều hơn quân Triều Tiên.

Xe tăng Sherman được đưa lên tàu biển ở Mỹ để chở sang chi viện cho quân Liên Hợp Quốc ở Busan năm 1950. Ảnh: War History Online.

Khi ấy bất lợi của Triều Tiên càng bộc lộ rõ. Họ có chưa tới 100 xe tăng, trong khi chỉ riêng quân Mỹ (chưa kể các lực lượng đồng minh) đã có hơn 600 xe tăng.

Trong bối cảnh đó, quân Triều Tiên tại đây xác định có đánh vu hồi thì cũng phí thời gian vì hải quân Mỹ nắm ưu thế. Thế là họ quyết định đánh trực diện.

Để đánh trận này, Triều Tiên tăng cường thêm 4 sư đoàn mới. Theo kế hoạch, cuộc tiến công bằng 5 mũi đột kích sẽ diễn ra từ 31/8 đến 2/9/1950.

Cuộc tấn công này đã khiến lực lượng Liên Hợp Quốc bị bất ngờ lớn. Họ đang mải xây dựng ở Busan và cứ nghĩ là mình đã khống chế, không để cho quân Triều Tiên tiến lên thêm.

Quân Triều Tiên đột phá mạnh mẽ qua phòng tuyến thứ nhất, đẩy quân Liên Hợp Quốc lùi tiếp về phía sau.

Tuy nhiên, quân Liên Hợp Quốc đã tập hợp lại và đẩy lui quân Triều Tiên vào ngày 15/9. Trận chiến kết thúc quanh Busan vài ngày sau đó.

Sau các đụng độ đẫm máu ở Busan, đã có một lượng lớn binh sĩ các bên tử trận, bao gồm 40.000 lính Hàn Quốc, hơn 4.000 lính Mỹ, 5 lính Anh, 1 lính Ấn Độ, và hơn 60.000 lính Triều Tiên. Có 2 phóng viên chiến trường thiệt mạng trong các trận đánh ở đây./.