Giáo sư Car Thayer của Australia vừa đăng tải trên trang facebook cá nhân các thông tin và nhận định của ông về hiện trạng Trung Quốc triển khai một cách phi pháp vũ khí phòng không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. VOV.VN xin giới thiệu với độc giả:
Cho đến hiện nay, các quan ngại của Mỹ và các nước khác về quá trình quân sự hóa ở Biển Đông chủ yếu tập trung vào các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp – ND) ở quần đảo Trường Sa.
Đảo Phú Lâm bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và xây dựng trái phép. Ảnh: TheWeek. |
Tin tức mới đây cho hay Trung Quốc đã lắp đặt thêm các tên lửa đất đối không trên quần đảo Hoàng Sa.
Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa đã được quân sự hóa trong một thời gian kha khá. Sân bay trên đảo này gần đây đã được mở rộng lên đến 3.048m. Các máy bay J-11 BH/BHS phiên bản mới nhất được triển khai trên đảo này.
Việc triển khai lên hòn đảo này một hệ thống phòng không rất hiện đại với độ nguy hiểm cao không nghi ngờ gì nữa chính là để đáp trả các hoạt động trên không và trên biển của Mỹ gần đảo Tri Tôn (cũng thuộc Hoàng Sa).
Việc triển khai cái gọi là hệ thống phòng không HQ-9 cho thấy, trong tương lai gần Trung Quốc có thể sẽ triển khai các hệ thống tương tự ở khu vực quần đảo Trường Sa với cái cớ là để đối phó với mối đe dọa từ Mỹ.
Các động thái này của Trung Quốc tạo thêm nguy cơ cho các cuộc tuần tra trinh sát hàng hải ở các vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. HQ-9 có thể cũng đe dọa các máy bay đặt trên tàu sân bay đưa tới đây để hỗ trợ cho một chiến hạm nào đó của hải quân Mỹ đang thực hành tự do hàng hải ở đây trong tương lai.
Quá trình Trung Quốc quân sự hóa Hoàng Sa
Năm 1990, Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp - ND) một đường băng 360m trên đảo Phú Lâm. Đường băng này đã được mở rộng 2 lần (chưa tính đợt năm 2015).
Đường băng trên đảo Phú Lâm có thể dùng làm nơi cất cánh của các chiến đấu cơ như là Su-27 và Su30MKK, oanh tạc cơ H-6, và các máy bay vận tải cỡ lớn.
Trong các cơ sở gần đường băng này có 4 nhà chứa máy bay.
Không lưu được kiểm soát bằng một radar tiếp cận chính xác băng tần X kiểu 791.
Các hạ tầng quân sự khác trên đảo Phú Lâm gồm có các bến hải quân có khả năng tiếp nhận các tàu hộ vệ và khu trục hạm. Ngoài ra còn có một nhà kho nhiên liệu.
Lính của Quân giải phóng Trung Quốc cắm chốt trên đảo Phú Lâm để bảo vệ đường băng và các cơ sở quân sự.
Trung Quốc lên tiếng về việc triển khai tên lửa ở Hoàng Sa
Trung Quốc cũng xây dựng (phi pháp - ND) ở quần đảo Hoàng Sa các cơ sở khác liên quan đến quân sự như một trạm thời tiết, một đèn hiệu vô tuyến điện, một trạm tình báo tín hiệu. Các nguồn thông tin mở cho hay, Trung Quốc có thể đã bố trí cả tên lửa hành trình chống hạm HY-2 trên đảo Phú Lâm./.