Thời gian gần đây, người tiêu dùng liên tục phát hiện ra nhiều loại hàng hóa kém chất lượng, trong đó có mặt hàng sữa, hiện đang được dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đa số người dân chưa biết rõ về quyền lợi mà mình được hưởng như quyền được thông tin và quyền được khiếu nại.
Để giải đáp những thắc mắc này, phóng viên VOV phỏng vấn bà Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương).
PV: Thưa bà, khi người tiêu dùng phát hiện mua phải hàng hóa kém chất lượng thì họ có thể đến đâu để gửi khiếu nại?
Hiện tượng này trong đời sống thực tế đã và đang tồn tại, nhưng người tiêu dùng cũng cần phải tỉnh táo. Nhà sản xuất có thể quảng cáo không vi phạm pháp luật nhưng nghe rất hay, ví dụ như quảng cáo là uống sữa sẽ làm cho trẻ em thông minh hơn, cao hơn chẳng hạn. Họ nói thế cũng không sai, nhưng đâu phải chỉ cần uống sữa mà trẻ đã thông minh, cho nên người tiêu dùng phải tỉnh táo.
Pháp luật chỉ cấm những điều vi phạm pháp luật. Nhiều đơn vị sản xuất đã lợi dụng quảng cáo để người tiêu dùng không tỉnh táo thì dễ bị nhầm lẫn và nghĩ rằng, cứ uống sữa là con thông minh, không cần bổ sung các chất khác nữa.
Theo tôi, người tiêu dùng cần phải tỉnh táo. Luật thì rất hay nhưng vấn đề thực thi còn phụ thuộc rất nhiều, bản thân người tiêu dùng chúng ta cũng cần phải cảnh giác, phát hiện để cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng.
PV:Thưa bà, hiện nay, những thông tin về nguồn gốc thành phần nguyên liệu in trên bao bì sản phẩm sữa rất mù mờ. Vậy để giải quyết băn khoăn của người tiêu dùng, theo bà nên làm như thế nào?
Bà Vũ Thị Bạch Nga: Một trong những quyền của người tiêu dùng là được thông tin. Thế nên các cơ sở, các tổ chức cá nhân kinh doanh phải thông tin một cách đầy đủ, chính xác nhất những yêu cầu của người tiêu dùng.
Vấn đề này các cơ quan Nhà nước cũng đang tích cực vào cuộc, yêu cầu các cá nhân kinh doanh phải cung cấp thông tin đầy đủ cho cơ quan quản lý như hàng nhập khẩu vào thì phải cung cấp về giá nhập khẩu về chủng loại sữa cho cơ quan hải quan, cho Bộ Y tế, đăng ký với Cục An toàn thực phẩm với Bộ Y tế…
Đối với người tiêu dùng, muốn biết những thông tin đầy đủ thì khi mua hàng phải yêu cầu người bán hàng phải cung cấp những thông tin đầy đủ. Đấy là quyền mà Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã cho phép. Nếu thông tin sản phẩm không đầy đủ, không chính xác người tiêu dùng phản ánh lại cơ quan quản lý và không sử dụng sản phẩm đó nữa. Đấy chính là quyền năng lớn nhất của người tiêu dùng và là việc cần phải làm ngay bây giờ./.
PV: Xin cảm ơn bà!./.