Tại Hội nghị tìm giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi tổ chức sáng 24/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đề nghị tạm dừng nhập khẩu thịt lợn để 'giải cứu' ngành chăn nuôi trong nước, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị tích cực thu mua thịt lợn để giúp đỡ bà con chăn nuôi lợn vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

bo_truong_pfkr.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị (Ảnh: thesaigontimes)
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong 15 năm qua, chăn nuôi Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 5-6%/năm. Đến năm 2016, sản lượng thịt các loại đã tăng gấp gần 3 lần sau 15 năm, đạt 5,2 triệu tấn (thịt lợn chiếm 3,9 triệu tấn).

Tuy nhiên, thịt lợn tại Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng thừa nghiêm trọng, giá giảm thấp nhất từ trước đến nay, và cũng là thấp nhất trên thế giới, dưới 25.000 đồng/kg.

Vì đâu nên nỗi?

Nguyên nhân đầu tiên là nguồn cung thịt lợn quá lớn dẫn tới cung vượt xa nhu cầu, giá lợn sụt giảm mạnh, người chăn nuôi thua lỗ nặng. Việc phát triển nóng dẫn đến hậu quả nguồn cung trên thị trường tăng mạnh.

Nguyên nhân thứ hai là khâu chế biến trong nước còn rất yếu. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong nước chủ yếu bán thịt tươi, chưa có chế biến, bảo quản lâu dài. Giá trị gia tăng của thịt lợn không cao.

Nguyên nhân thứ ba là khâu tổ chức thị trường kém. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, xuất khẩu không đáng kể. Xuất khẩu mới đi được một số ít đi: Singapore, Hong Kong (Trung Quốc)… các thị trường lớn chưa xâm nhập được. Việc quy hoạch các lò giết mổ trên cả nước có nhiều nhưng thực hiện rất yếu, chưa đạt hiệu quả để tăng cường giá trị gia tăng trong chuỗi.

Ngoài ra, việc chăn nuôi diễn ra nhỏ lẻ trong dân nhiều, chưa có tổ chức quy mô lớn, tập trung, liên kết trong chuỗi yếu kém. Người chăn nuôi gặp nhiều rủi ro trước những biến động thị trường.

Đứng trước những khó khăn này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi cần tiếp tục chung tay giúp người chăn nuôi tiêu thụ số lợn dưa thừa, để đảm bảo ngành chăn nuôi, doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi (sản xuất chế biến thức ăn, con giống, thuốc thú y) cùng phát triển.

Lối thoát nào cho ngành chăn nuôi?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ đã đưa ra các nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài. Trước mắt, phải nhanh chóng tái cơ cấu lại chăn nuôi theo hướng giảm quy mô phù hợp. Đặc biệt số lợn nái, cân đối với các nhóm thực phẩm và xuất khẩu. Giảm đàn nái từ 4,2 con xuống còn 3 triệu con, nhưng sức sinh sản vẫn phải đảm bảo.

Lợn thịt đang khủng hoảng thừa về lượng, khiến giá chạm đáy, người chăn nuôi điêu đứng (Ảnh: Ngọc Loan)

Theo Bộ trưởng NN&PTNT, cần tổ chức lại ngành sản xuất, mở rộng chăn nuôi tập trung. Chăn nuôi nông hộ phải tổ chức lại, dưới dạng tổ đội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ…giảm đầu vào, có kế hoạch đầu ra. Phát triển đối tượng khác thay thế, không nhất thiết cứ nuôi lợn, có thể thay bằng: thịt trâu, bò, thịt dê…

Bộ trưởng nhấn mạnh tới việc tăng cường chế biến, đa dạng sản phẩm cho thị trường, đồng thời mở rộng xuất khẩu theo đường chính ngạch,xúc tiến xuất khẩu thịt lợn tại một số nước ASEAN. Bên cạnh đó, cần có giải pháp hạ ngay yếu tố đầu vào như: cám, thuốc thú y…để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh đến giải pháp phát triển xuất khẩu chính ngạch thịt lợn ra thế giới. Hiện nay, Bộ đang quyết liệt trong việc mở thị trường xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc.

Bộ trưởng cũng lưu ý, nhân dịp hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam sắp tới, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc sẽ sang làm việc trực tiếp với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu chính ngạch thịt lợn. Bộ trưởng kỳ vọng hai bên sẽ tìm được giải pháp để xuất khẩu thịt lợn sang thị trường lớn này.

Theo đại diện Công ty CP Việt Nam, để giải cứu thịt lợn, Công ty đã tăng cường bán thịt lợn lợn theo miếng, chế biến thành xúc xích, thuê kho cấp đông, tăng cường chế biến sâu. Tuy nhiên, một số nông dân đang cố gắng vay mượn để giữ đàn lợn, mong bán được đi nước ngoài. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, để người nông dân có hướng chăn nuôi phù hợp.

Đại diện Dabaco cho biết, giảm giá thức ăn 5-7% từ tuần trước, giảm giá bán con giống, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi, không để dịch bệnh xảy ra.  Không tiếp tục tăng đàn, nhưng áp dụng kỹ thuật để nâng cao năng suất lợn nái. Dabaco đang tính toán xây mổ nhà máy giết mổ lợn, sẽ triển khai trong năm 2017.

Đại diện Masan cảnh báo việc giá lợn giảm nên người chăn nuôi không chú trọng khâu phòng chống dịch bệnh, và đề xuất Bộ NN&PTNT cần thông tin tuyên truyền người dân đảm bảo an toàn dịch bệnh./.

Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?
Lối thoát cho ngành chăn nuôi?