Nông dân ở "thủ phủ" nuôi lợn lớn nhất miền Bắc (ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam) đang điêu đứng vì không tiêu thụ được lợn |
Thị trường thịt lợn ế ẩm, xuất sang Trung Quốc khó khăn, giá lợn xuống thấp khiến nhiều “đại gia” lao đao |
Từ những người dân nghèo, xã Ngọc Lũ chẳng thiếu “tỷ phú nông dân”. Tuy nhiên, khoảng nửa năm trở lại đây, nhiều tỷ phú lâm vào cảnh trắng tay vì ế hàng, giá chạm đáy |
Đã có một số đại lý thức ăn gia súc không thể cầm cự được nên đã đóng cửa, tạm ngừng phục vụ "thượng đế" |
Xã Ngọc Lũ có khoảng 2.000 hộ dân thì cũng phải có tới 1.500 hộ chăn nuôi lợn |
Đến nay, nhà nào nuôi ít nhất cũng có trăm con lợn trong chuồng, nhiều thì có đến cả nghìn con |
Dân nuôi lợn đang phải vật lộn từng ngày với đàn lợn lên đến cả ngàn con/hộ |
Nếu như trước đây giá lợn thịt thấp nhất cũng ở mức 40 nghìn đồng/kg lợn hơi thì đến nay giá giảm còn chỉ từ 28-30 nghìn đồng/kg. |
Với mức giá như hiện nay, người dân phải chịu lỗ ít nhất từ 2 triệu đồng/con |
Lợn càng to, dân càng lo vì không còn đủ tiền mua thức ăn cho lợn |
Nuôi càng nhiều càng “ngốn” nhiều cám, càng nợ nhiều tiền, đại lý cám cũng không có tiền cấp chịu cho họ |
Có nhà vì không còn tiền mua thức ăn nên đã giảm tần suất cho lợn ăn từ 3 xuống còn 1 bữa/ngày |
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lợn ế, lợn rẻ là do thương lái Trung Quốc bỗng dưng ngừng nhập hàng, thị trường ảm đạm |
Giá lợn hơi quá thấp khiến người chăn nuôi lỗ nặng, có nhà "bốc hơi" đến cả vài tỷ đồng |
Ngoài thiệt hại lớn về kinh tế, "thủ phủ" nuôi lợn lớn nhất miền Bắc còn chìm trong ô nhiễm nghiêm trọng |
Người dân xã Ngọc Lũ đang phải chống chọi lại với ô nhiễm môi trường do xả thải từ các trang trại lợn |
Xác lợn chết bị vứt la liệt khắp nơi, phân hủy bốc mùi hôi thối khiến chính quyền xã Ngọc Lũ "đau đầu" với bài toán môi trường. |