Theo đó, Hội đồng Anh rất chú trọng đến việc thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp xã hội ở nước ngoài và các hoạt động ở Việt Nam đã bắt đầu đơm hoa kết trái.

 “Chúng tôi đã có những tác động nhất định đối với một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, một chiến dịch nâng cao ý thức toàn diện hướng tới chính phủ, khu vực tư nhận, xã hội dân sự, cộng đồng và một chiến dịch tư vấn cho việc tạo lập một khung pháp lý phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam” - bà Cao Ngọc Bảo, Giám đốc các Chương trình Phát triển và Xã hội của Hội đồng Anh ở Việt Nam, cho biết.

Trọng tâm hoạt động của dự án là khu vực đồng bằng sông Hồng, một trong 2 vựa lúa chính ở Việt Nam, có diện tích 15.000 km2 và là nơi cư ngụ của 18 triệu nông dân. Toàn bộ vùng đồng bằng song Hồng nằm ở vị trí không cao quá 3m so với mực nước biển và có một số nơi thì mực nước có thể có thể cao hơn tới 14m so với khu vực làng quê xung quanh. Đồng bằng sông Hồng có một hệ thống đê và kênh đào để chống lũ lụt.

Vùng đồng bằng này rất màu mỡ, phì nhiêu và đóng vai trò cực kì quan trong đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, những nhu cầu kinh tế thường được đặt cao hơn sự bền vững của môi trường sinh thái, dẫn tới hệ quả là lũ ngập và những vấn đề về môi trường ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Một vài khu vực trong vùng đồng bằng này vẫn còn rất nghèo khó.

Hội đồng Anh phối hợp với một số đối tác mà tiêu biểu là Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (VSIP- http://www.doanhnhanxahoi.org/) và EcoLife, một doanh nghiệp xã hội hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái, đã tài trợ cho 2 doanh nghiệp địa phương, bên cạnh việc tư vấn và giám sát kĩ thuật cho dự án ECOLIFE.

ECOLIFE là dự án về xây dựng và vận hành Du lịch Sinh thái Cộng đồng ở Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp nhằm tạo sinh kế mới thân thiện với môi trường cho cộng đồng dân cư ven biển, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và bảo vệ tài nguyên môi trường biển bền vững.

Dự án ECOLIFE giai đoạn cất cánh đã được Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) lựa chọn tham gia chương trình Hỗ trợ Doanh nhân Xã hội Việt Nam năm 2009. Chương trình này nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nhân xã hội (là người sử dụng những phẩm chất, kỹ năng của doanh nhân để gây dựng và quản lý các tổ chức hoặc các doanh nghiệp nhằm giải quyết một vấn đề xã hội hay môi trường cụ thể), thông qua việc đầu tư trực tiếp vào các doanh nhân xã hội trong giai đoạn ban đầu, đồng thời lôi cuốn sự tham gia của tất cả các chủ thể có liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

Hai doanh nhân xã hội đồng chủ trì thực hiện dự án này là Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD). Họ đã tìm cách giải quyết các vấn đề của nông dân ven biển vùng đồng bằng sông Hồng thông qua việc phát triển du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động tình nguyện cho cộng đồng địa phương và tạo thêm thu nhập cho người dân tại đây.

Việc đầu tư ban đầu của Hội đồng Anh và những tư vấn tiếp theo cho doanh nghiệp xã hội đã đạt được những thành tựu ấn tượng-Ecolife đã hợp tác với  một nhóm chủ chốt bao gồm 95 người dân địa phương nhằm tổ chức đón tiếp  hơn 1.000 khách tới  cộng đồng hỗ trợ cho việc phát triển du lịch sinh thái và có ảnh hưởng tích cực tới hơn 10.000 người địa phương thông qua việc tăng cường phát triển cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm và bảo vệ môi trường.

“Thành tựu lớn nhất của chúng tôi cho đến nay chính là việc đã thu hút được sự tham gia của các cơ quan Chính phủ”. Bà Cao Thị Ngọc Bảo cho biết vẫn đang nỗ lực thúc đẩy lộ trình công nhận doanh nghiệp xã hội như là một loại hình doanh nghiệp riêng biệt. “Doanh nghiệp xã hội sẽ tạo điều kiện thực thi các chính sách về thương mại, lao động, người già và người tàn tật.”./.