Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý ngập đã đem lại một số hiệu quả nhất định cho thành phố, trong đó có  kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi – kênh Tẻ… Một số điểm đen về ngập trước đây đã được xử lý dứt điểm, như: tại vòng xoay Cây Gõ, Bến xe Chợ Lớn, đường Hòa Bình.

ngap_1_da_sua_nzls.jpg
Mưa lớn, nước chảy mạnh khiến xe di chuyển trên xa lộ HN gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên còn nhiều kênh, rạch trên địa bàn thành phố bị xả rác, lấn chiếm lâu năm không được nạo vét thoát nước luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân thành phố mỗi khi mưa, triều cường như: Huỳnh Tấn Phát, Cây Trâm, Phan Huy Ích, ngã tư Bình Điền…

Ngập trên đường Huỳnh Tấn Phát.

Lý giải về tình trạng ngập thường xuyên tại một số điểm trên, theo Trung tâm điều hành chống ngập TPHCM, đỉnh triều nhiều năm gần đây năm sau cao hơn năm trước, trong khi đó hệ thống thoát nước chỉ có thể đáp ứng đợt mưa 3 giờ với lượng mưa 5,91mm. Thực tế trong năm 2017 đã xuất hiện nhiều trận mưa với khoảng hơn 1 giờ nhưng đã đạt lượng mưa 204mm khiến hệ thống thoát nước của thành phố quá tải, nhiều nơi gần như tê liệt.

Nhiều phương tiện chết máy phải đẩy bộ trên xa lộ Hà Nội.

Hiện nay hệ thống thoát nước không đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả. Tính đến tháng 6/2018 vẫn còn 23 tuyến đường ngập do mưa và 5 tuyến ngập do triều, tiến độ ngập có giảm nhưng vẫn còn chậm…

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TPHCM cho biết: “Ngày 4/7 tới, Thành ủy TPHCM sẽ có hội nghị để đánh giá lại kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ. Trong 7 chương trình đột phá của thành phố có chương trình đột phá chống ngập và giảm ngập cho địa bàn thành phố. Chúng tôi không có tham vọng giải quyết hết được mọi vấn đề nhưng chúng tôi có ghi nhận và sẽ có những giải pháp căn cơ nhất”./.