Xuất khẩu lao động luôn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, giúp giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận đáng kể lao động, đặc biệt là lao động trẻ.
Trong 10 năm qua, đã có hơn 1 triệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài qua con đường chính thức.
Lao động đi xuất khẩu cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. (Ảnh minh họa, nguồn: KT) |
Tuy vậy, ngay chính với những lao động đi theo con đường chính thức cũng đối mặt không ít rủi ro, những vấn đề không như “hứa hẹn” trước khi đi. Trong khi, để có tiền xuất cảnh, hầu hết lao động phải vay nợ, và sức ép về thu nhập khi ra nước ngoài đặt lên vai người lao động rất lớn. Khi gặp rủi ro, thu nhập không như kỳ vọng, họ có xu hướng “nhảy việc” ra ngoài bất hợp pháp.
Sau vụ 39 nạn nhân người Việt tử vong khi nhập cư bất hợp pháp vào Anh, câu chuyện an toàn cho người lao động ra nước ngoài làm việc, làm sao để người lao động di cư an toàn hơn, để người lao động lựa chọn con đường đi chính thức thay vì đi “chui”… càng trở nên “nóng” hơn.
Những vấn đề này được đưa ra thảo luận trong tọa đàm "Phòng tránh rủi ro khi lao động ở nước ngoài" vừa diễn ra ngày 14/11.
Lao động chịu phí cao
Theo công bố của ILO, hiện lao động Việt Nam đang phải trả chi phí cao nhất so với các nước trong khu vực để được ra nước ngoài làm việc, số tiền đó đa phần họ phải đi vay, cùng với việc không kiểm soát được sự thành công của quá trình di cư. Điều này làm tăng nguy cơ họ trở thành lao động bị mua bán và cưỡng bức làm việc.
Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin-Truyền thông Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng vấn đề lao động bỏ trốn đang là vấn nạn làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam. Đài Loan là điểm nóng mà lao động Việt bỏ trốn hợp đồng ra ngoài. Nguyên nhân chính là cộng đồng người Việt ở Đài Loan khá lớn. Một số nguyên nhân khác được để cập tới là phí dịch vụ đi Đài Loan ban đầu cao. Hiện nay, có 226.000 người lao động người Việt lao động ở Đài Loan và có hơn 22.000 người bỏ trốn ra ngoài làm việc.
Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin-Truyền thông Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH). Ảnh: Tiền phong |
Với thị trường Nhật Bản, bà Hà cho hay, năm 2016, có tới hơn 2.000 lao động bỏ trốn, 2018 con số này tăng lên gần 5.500 người. Nguyên nhân người lao động bỏ trốn ra ngoài vì ở Nhật Bản có nhiều quy định khắt khe.
Bên cạnh đó cũng có nhiều người gắn mác du học sinh nhưng thực chất là đi làm trá hình qua nhiều hình thức khác nhau.
Cùng nói về tình trạng lao động bỏ trốn và những hậu quả để lại, ông Lê Nhật Tân, Phó GĐ Công ty LOD cho biết, nhiều người cho rằng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc là vì chi phí cao, nhưng xét về góc độ của doanh nghiệp, tôi cho rằng có những chương trình không thu phí cao, như chương trình của Bộ LĐ-TB-XH triển khai.
Không nên đi nước ngoài bằng mọi giá
Bà Hà nhấn mạnh rằng, lao động sang nước ngoài cần phải trang bị ngoại ngữ tốt, tự tìm hiểu về luật pháp quốc gia mình tới làm việc và trang bị kiến thức đầy đủ. Nếu phát sinh một số rủi ro cần trao đổi và khiếu nại với chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp đưa đi để đảm bảo quyền, lợi ích.
Đóng phí để đưa thi thể nạn nhân từ Anh về là tin đồn thất thiệt
Việt Nam phối hợp với quốc tế, không để thảm kịch 39 thi thể tái diễn
Gia đình chết lặng nhận tin con là nạn nhân trong số 39 thi thể