Đây là chương trình hỗ trợ của bệnh viện cho 20 ca bệnh đầu tiên sau khi đưa vào triển khai hệ thống phẫu thuật bằng robot hiện đại nhất nhằm điều trị nhiều loại ung thư.

Sau 1 tuần đưa vào triển khai hệ thống phẫu thuật bằng robot, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy đã mổ miễn phí cho 4 ca bệnh ung thư. Cụ thể như ca mổ ung thư tuyến tiền liệt cho bệnh nhân T.V.C, 58 tuổi nguy cơ di căn cao. Nếu thực hiện mổ nội soi, hoặc mổ hở thì việc cắt bỏ khối u sẽ rất khó khăn vì đây là cơ quan sâu trong hố chậu, gây mất  máu nhiều và hậu phẫu sẽ lâu hồi phục.

cats_cmav.jpg
Một bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy được chữa trị bằng robot.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam 40 tuổi nhập viện vì đau vùng hông. Các bác sĩ đã xác định đây là khối bướu ác tính ở thận. Thay vì mổ cắt bỏ thận thông thường, việc thực hiện phẫu thuật bằng robot chỉ cắt đi phần bướu, đảm bảo an toàn cho quả thận. Ngoài phẫu thuật ở khoa Ngoại tiết niệu, còn có bệnh nhân ở khoa Ngoại tiêu hóa bị ung thư trực tràng 1/3 dưới với khối u lớn không thể cắt bỏ, hiện đã được phẫu thuật thành công bằng robot.

Ban đầu, khối u to không thể phẫu thuật thông thường buộc bệnh nhân phải thực hiện hóa trị xạ trị để làm giảm teo nhỏ khối u. Tuy nhiên, sau khi hóa xạ, các mô u bị xơ hóa, việc thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở không thể thực hiện được. Nhờ robot, cuộc phẫu thuật đã thành công và bảo tồn cơ hậu môn bệnh nhân mà trước đây không thực hiện được.

Các bác sĩ cho biết, khi chưa có robot, thời gian mổ lấy các khối u trung bình thì khoảng 5 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện nay có robot, việc mổ chỉ diễn ra từ khoảng 2 - 3 tiếng. Nhờ cánh tay của robot xoay 540 độ có thể cho phép thực hiện các thao tác khâu, cắt thuận tiện rất nhiều và bệnh nhân không đau đớn lúc hậu phẫu.

Robot phẫu thuật cho 222 người trong 1 năm

VOV.VN -Hơn 1 năm qua, 222 người bệnh ở Bệnh viện Bình Dân, TP HCM đã được điều trị với robot phẫu thuật, trong đó có nhiều ca bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm.

Chi phí cho một cuộc phẫu thuật robot khoảng 80 triệu đồng, đối với những người có Bảo hiểm Y tế sẽ được thanh toán 30%. Hiện nay, trong thời gian đầu, bệnh viện hỗ trợ chi phí mổ bằng robot nên mỗi người bệnh chỉ đóng khoảng 10 triệu đồng cho các chi phí về thuốc men, nhân sự, giường bệnh…

Tiến sĩ, bác sĩ Châu Quý Thuận, Phó khoa ngoại Tiết niệu cho biết: Đối với những người bị ung thư tuyến tiền liệt, nếu mổ hở hoặc nội soi, tỉ lệ liệt dương sau khi mổ khoảng 30%, mất kiểm soát tiểu khoảng 15%. Nhưng nếu phẫu thuật bằng robot sẽ bảo tồn được những tính năng của đường tiết niệu, chức năng cương dương và kiểm soát tiểu tiện.

Bác sĩ Châu Quý Thuận cho biết: "Mổ nội soi thông thường không có không gian 3 chiều mà chỉ 2 chiều, còn robot thì không gian 3 chiều với độ phóng đại 12 lần. Vì vậy độ tinh tế lúc mình làm sẽ chính xác hơn. Như vậy tránh được những dây thần kinh chi phối chức năng cương dương. Mổ xong rồi thì đi tiểu vẫn như những người bình thường"./.