ag1_vov_rfpy.jpg
Theo khảo sát của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ĐBSCL có khoảng 265 điểm sạt lở nghiêm trọng, ước tính mỗi năm, khu vực này mất hơn 500 ha đất. Diễn biến từ nay đến năm 2020 sạt lở vào bờ sẽ sâu thêm 20m nữa. Trong ảnh  là  hiện trạng khai thác cát tại sông Tiền giữa 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Như vậy, nhiều tuyến quốc lộ và khu dân cư ở sẽ bị “nuốt chửng”. Hiện tại các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu có khoảng 20 khu vực sạt lở với tốc độ hơn10m/năm, gần 40 khu vực sạt lở với 5 đến 10m/năm, gần 30 khu vực sạt lở với tốc độ nhỏ hơn 5m/năm”. Nguyên nhân chính của việc gây nên sạt lở bờ sông hiện nay là do thời gian qua việc khai thác cát lòng sông quá mức.

Hiện trường vụ sạt lở tại Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Một trong nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng tại Vĩnh Long.
Hiện trường vụ sạt lở đường tại Cần Thơ, chỉ cách nhà dân khoảng 1m.
Người dân di dời khỏi vùng nguy cơ sạt lở phải sống tạm bợ tại Chùa và trường học.
Người dân di dời tài sản khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.
Nhiều căn hộ gần khu vực sạt lở phải di dời tài sản.
Ông Bùi Thanh Ân ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình đã di dời 3 lần rồi, tới cuối ranh đất thuộc của mình nên không còn chỗ đi nữa.
Ông Bùi Thanh Ân ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình lo âu trước cảnh sạt lở ăn sâu vào nhà.
Người dân ở huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang đóng cừ gia cố để chống sạt lở.
 Tuy bà con gia cố nhưng hàng năm việc sạt lở vẫn diễn ra.