Sáng 24/7, trường CĐ Phát thanh Truyền hình 2 khai mạc Triển lãm ảnh “Cảm xúc Hoàng Sa” và tổ chức buổi giao lưu với nhà báo tự do người Nhật Bản Murayama Yasufumi.

 

trien_lam_1_ompq.jpg

Ông Nguyễn Quốc Anh,  bà Dương Thị Thanh Thuỷ - Phó hiệu trưởng nhà trường và ông Murayam Yasufumi cắt băng khai mạc buổi triển lãm (Ảnh: Hồ Vũ)

Triển lãm giới thiệu 68 bức ảnh thể hiện toàn cảnh 75 ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên vùng biển Đôngthuộc quần đảo Hoàng Sa,cùng hình ảnh về các hoạt động của tuổi trẻ cả nước và sinh viên trường Cao đẳng PT-TH II trước hành động sai trái của Trung Quốc. Hoạt động góp phần nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên của trường củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, nêu cao tinh thần cảnh giác trước các thế lực thù địch, không ngừng phát huy tính xung kích và sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, sẵn sàng khi Tổ quốc cần.

 

HSSV trường CĐ PTTH 2 tham dự buổi triển lảm (Ảnh: Lê Phong)

Đặc biệt, cuộc triển lãm còn trưng bày 26 ảnh của nhà báo tự do người Nhật Bản - ông Murayama Yasufumi. Những bức ảnh này nằm trong bộ ảnh được tác giả đặt tên là: “Cảm xúc Hoàng Sa - Một tình yêu Việt Nam”. Bộ ảnh được tác giả thực hiện ở Nhật Bản, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa, trong những ngày cuối cùng Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi lãnh hải của Việt Nam, phản ánh làn sóng căm phẫn của người Việt Nam trong và ngoài nước đối với hành động sai trái của Trung Quốc; hình ảnh đời sống của ngư dân, thể hiện tinh thần bám biển mưu sinh, đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

 

Ông Murayama Yasufumi phát biểu tại lễ khai mạc (Ảnh:Hồng Phúc)

Nằm trong hoạt động triển lãm này, cán bộ, giáo viên và sinh viên của trường còn có cuộc giao lưu với nhà báo tự do Murayama Yasufumi. Tại buổi giao lưu, ông đã chia sẻ về những kỷ niệm, thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện bộ ảnh “Cảm xúc Hoàng Sa - Một tình yêu Việt Nam”.

Với Murayama Yasufumi, đất nước và con người Việt Nam rất đỗi thân thuộc, ông đã gắn bó với Việt Nam trong 16 năm (kể từ 1998 tới nay). Để có chuyến trở lại lần thứ 37 này, ông đã phải vay mượn tiền bạn bè với mong muốn được ra khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và muốn đưa tin cho Nhật Bản và cộng đồng quốc tế biết hành động sai trái của Trung Quốc trên vùng biển Đông.

 

Bà Dương Thị Thanh Thuỷ - Phó hiệu trưởng tặng hoa cho ông Murayama Yasufumi (Ảnh: Lê Phong)

Là một người lao động nghèo yêu chuộng hòa bình, Murayama Yasufumi đồng cảm sâu sắc trước những mất mát, đau thương do chiến tranh để lại cho đất nước và con người Việt Nam. Ông đã có nhiều bài báo viết về Việt Nam đăng trên các phương tiện truyền thông của Nhật Bản; đã từng phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh tổ chức hai cuộc triển lãm ảnh chuyên đề: “Nỗi đau chiến tranh Việt Nam” với 66 ảnh. Hiện Bảo tàng  này còn sử dụng 4 ảnh của ông trong phòng trưng bày chuyên đề: “Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam”.

Triển lãm mở cửa tự do đến hết ngày 31/7/2014.

Một số bức ảnh của Nhà báo Murayama Yasufumi trưng bày tại triển lãm: