Cụ thể, 3 nạn nhân là Lê Phúc, Lê Thị Ngọc Hà, Trần Thị Kim Anh đều là những thành viên trong một gia đình được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận vào ngày 10/1 vừa qua đều bị gãy xương ở chân. Trong đó, nặng nhất là trường hợp chị Lê Thị Ngọc Hà, vợ của anh Trần Hóa Khánh - 1 trong 3 nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom - bị gãy xương đùi cả 2 chân.

benh_nhan_1_vov_hzmc.jpg
Bệnh nhân Lê Thị Ngọc Hà nạn nhân 
trong vụ đánh bom
bị gãy cả 2 xương chân.

Sau khi gặp nạn, cả 3 bệnh nhân đều được các bác sỹ Ai Cập phẫu thuật kết hợp xương rất tốt. Do đó, khi về đến Việt Nam, các bệnh nhân chỉ cần theo dõi, điều trị hậu phẫu. Trong 6 ngày qua, các bác sỹ Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận đã duy trì các biện pháp điều trị, như: Sử dụng kháng sinh, kháng viêm, chăm sóc vết mổ... Đặc biệt là thực hiện vật lý trị liệu, tập vận động các khớp gối và các biện pháp chống loét cho bệnh nhân.

Tình hình vết thương và tâm lý đã phục hồi tốt, ổn định nên dự kiến các bệnh nhân sẽ được cho xuất viện về nhà trước Tết Nguyên đán. 

Các bác sĩ của bệnh viện thăm khám cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân hiện vẫn còn dư chấn tâm lý về vụ đánh bom ở Ai Cập vào ngày 28/12/2018 vừa qua. Trong đó, bệnh nhân Lê Thị Ngọc Hà còn gặp nhiều khó khăn do vừa mất người thân, vừa không thể đi lại, không thể tự sinh hoạt được trong khoảng thời gian khá dài.

Theo bác sĩ Nguyễn Nương Minh Ngà, Giám đốc Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận, phải mất ít nhất 3 tháng nữa các bệnh nhân mới có thể vận động, đi lại được bình thường. Riêng bệnh nhân Trần Thị Kim Anh có thể phải thực hiện phẫu thuật do xương cẳng chân bị vỡ thành nhiều mảnh./.