Dự thảo "Thông tư sửa đổi Quy chế thẩm định và cấp phép phổ biến phim ở Việt Nam" vừa được đưa ra góp ý lần cuối tại Cục Điện ảnh, Hà Nội hôm 18/9. Trong bảng phân loại phim theo lứa tuổi mới, phim 18+ yêu cầu số cảnh khỏa thân, cảnh tình dục trong mỗi phim không quá ba lần và mỗi cảnh "nóng" chỉ được kéo dài dưới năm giây.

Nhiều đạo diễn như Nguyễn Vinh Sơn, Nguyễn Thanh Vân, Phạm Nhuệ Giang, Phan Đăng Di... đều phản đối quy định trên. "Quy định năm giây và ba lần năm giây kiểu này là cứng nhắc", đạo diễn Bùi Tuấn Dũng - tác giả của Những người viết huyền thoại và Đường thư - khẳng định.

Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang cho rằng năm giây trên phim chỉ như một cái chớp mắt và vừa một khuôn hình đặc tả đồ vật như gạt tàn có khói bay hoặc một bông hoa. Còn đạo diễn Phan Đăng Di nhận định cảnh khỏa thân và cảnh tình dục là chủ đề cực kỳ đa dạng, phức tạp và sống động trên hình, khó thể gói gọn trong thời lượng như thế.

Hai nhà làm phim nhận định quy định thời gian không phải là định lượng cho sức truyền tải của nghệ thuật.

8van_3405_1442813692_taik.jpg
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân.

Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và Nguyễn Thanh Vân chỉ ra thời lượng năm giây là quá ít cho cảnh tình dục có thẩm mỹ cao nhưng lại quá nhiều cho cảnh tình dục phản cảm. “Cảnh sex trong Người tình (The Lover) kéo dài hơn cả một phút nhưng rất đẹp. Còn cảnh hai vợ chồng nhân vật chính làm tình trên giường rất lâu trong phim Bi, đừng sợ rất quan trọng với câu chuyện, nếu cắt đi sẽ hỏng”, đạo diễn Vinh Sơn nói.

Theo Vinh Sơn, việc giới hạn thời gian chỉ là biện pháp mang tính kỹ thuật, hơi lý tính, có thể gây ảnh hưởng đến phong cách, thẩm mỹ của nhà làm phim. Cùng quan điểm, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nói: “Là một nhà sản xuất phim, tôi thấy rằng ngay cả một giây mà cảnh đó phản cảm thì cũng không ai chịu nổi. Nhưng nếu cảnh đó truyền tải ngôn ngữ nghệ thuật lớn, có tính thẩm mỹ cao thì năm giây không thể đủ được. Điện ảnh là nghệ thuật, không thể định lượng thẩm mỹ bằng con số cụ thể như vậy”.

Nguyễn Thanh Vân kể rằng: “Thập niên 1940, trong điện ảnh Mỹ có quy định mỗi cảnh hôn không được quá ba giây nhưng các nhà làm phim đã lách luật là cho diễn viên hôn nhau 2 giây 59 rồi tách nhau ra, nhìn nhau, rồi lại hôn tiếp. Về sau, các nhà kiểm duyệt Mỹ phải bỏ quy định phản nghệ thuật này. Chúng ta nên đi theo chuẩn mực của quốc tế”.

Đạo diễn Phan Đăng Di.

Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và Nguyễn Thanh Vân chỉ ra thời lượng năm giây là quá ít cho cảnh tình dục có thẩm mỹ cao nhưng lại quá nhiều cho cảnh tình dục phản cảm. “Cảnh sex trong Người tình (The Lover) kéo dài hơn cả một phút nhưng rất đẹp. Còn cảnh hai vợ chồng nhân vật chính làm tình trên giường rất lâu trong phim Bi, đừng sợ rất quan trọng với câu chuyện, nếu cắt đi sẽ hỏng”, đạo diễn Vinh Sơn nói.

Theo Vinh Sơn, việc giới hạn thời gian chỉ là biện pháp mang tính kỹ thuật, hơi lý tính, có thể gây ảnh hưởng đến phong cách, thẩm mỹ của nhà làm phim. Cùng quan điểm, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nói: “Là một nhà sản xuất phim, tôi thấy rằng ngay cả một giây mà cảnh đó phản cảm thì cũng không ai chịu nổi. Nhưng nếu cảnh đó truyền tải ngôn ngữ nghệ thuật lớn, có tính thẩm mỹ cao thì năm giây không thể đủ được. Điện ảnh là nghệ thuật, không thể định lượng thẩm mỹ bằng con số cụ thể như vậy”.

Nguyễn Thanh Vân kể rằng: “Thập niên 1940, trong điện ảnh Mỹ có quy định mỗi cảnh hôn không được quá ba giây nhưng các nhà làm phim đã lách luật là cho diễn viên hôn nhau 2 giây 59 rồi tách nhau ra, nhìn nhau, rồi lại hôn tiếp. Về sau, các nhà kiểm duyệt Mỹ phải bỏ quy định phản nghệ thuật này. Chúng ta nên đi theo chuẩn mực của quốc tế”.

Là nhà làm phim thường xuyên khai thác về đề tài tình dục, Phan Đăng Di nhấn mạnh: "Nếu quy định này được thông qua, các nhà quản lý sẽ đóng vai người xem thay công chúng. Vì thế, nên đặt ra quy định theo hướng đã 18 tuổi thì không hạn chế cái gì".

Phan Đăng Di kể ở Thụy Sĩ, Bi, đừng sợ được chọn chiếu cho học sinh 14 - 16 tuổi. Giáo viên ở đây nói rằng họ chọn vì đó là phim về gia đình, các em có quyền biết sớm và để học sinh thảo luận thoải mái, tự do. "Nếu có những thảo luận công khai, chiếu chính thức do nhà trường tổ chức như vậy thì sự tiếp nhận của học sinh sẽ văn minh, đàng hoàng hơn. Như thế, khi 18 tuổi, họ sẽ biết mình cần cái gì”.

Theo tác giả Bi, đừng sợ, Cục Điện ảnh chỉ nên hạn chế những chủ đề như phân biệt chủng tộc hay phản quốc, kêu gọi thù hằn. Còn vấn đề khác, người trên 18 tuổi đã trưởng thành và có đủ ý thức để nhìn nhận. "Việt Nam nên xây dựng được những người biết xem phim, đủ văn minh để biết cái gì tốt cái gì không tốt bằng giáo dục bài bản và phóng khoáng từ nhỏ", anh nói.

Cảnh trong phim "Bước khẽ đến hạnh phúc" (2014).

Các nhà làm phim còn bày tỏ quan ngại việc quy định thời lượng và tần suất cảnh nóng trong phim sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất phim nội địa. Quy định này sẽ hạn chế việc sáng tạo của phim Việt trong khi phim nước ngoài thì không hề hấn gì. Nhà quản lý có thể yêu cầu cắt với phim nhập về nhưng nếu khán giả muốn xem thì họ vẫn xem được bản có cảnh nóng đầy đủ trên mạng. Thành ra, quy định như vậy sẽ chỉ trói chính người làm phim Việt, trói phim Việt.

Trước những băn khoăn này, đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim Quốc gia cho rằng việc quy định thời gian và định lượng cảnh khỏa thân cũng như tình dục trong phim là rất khó bởi điện ảnh là cảm nhận và cảm xúc. Tuy nhiên, ông cho biết đây là công việc xây dựng luật nên cần con số cụ thể để lấy đó làm căn cứ áp dụng. 

Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết: “Hiện nay, chúng tôi cũng đang phân vân có nên đưa định lượng cụ thể về thời lượng và tần suất cảnh khỏa thân hay cảnh tình dục vào phim hay không. Việc này sẽ được ủy thác cho hội đồng xây dựng dự thảo cuối cùng trước khi trình lên bộ trưởng Bộ Văn hóa”, bà Lan nói.

Sau khi lấy ý kiến, bản dự thảo mới về phân loại phim theo lứa tuổi sẽ được trình lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phê duyệt trước khi áp dụng vào thực tế./.