nha_hat_lon_1__nnfc.jpg
Nhà hát Lớn Hà Nội với màu sơn vàng nhạt trước đây. Theo Giáo sư Hoàng Đạo Kính - người có nhiều kinh nghiệm trong bảo tồn và trùng tu cho biết, màu vàng nhạt đây được Nhà hát Lớn sử dụng trước đây là màu đá sa thạch. Một loại đá thường được người Pháp sử dụng trong kiến trúc. Tuy nhiên, sau này do khó khăn về việc tìm đá nên người Pháp đã dùng một loại sơn nhạt quét phía ngoài các công trình.
Tuy nhiên, trong đợt sơn sửa Nhà hát Lớn Hà Nội vào tháng 7 này, công trình lại mang một màu vàng chói lọi rất khác lạ. 
Đây là màu sơn hoàn toàn khác với màu sơn trước kia được sử dụng trong đợt trùng tu Nhà hát Lớn giai đoạn 1994 - 1997. Cũng theo Giáo sư Hoàng Đạo Kính, trong đợt trùng tu năm 1994 - 1997, màu vàng nhạt sử dụng để sơn lại Nhà hát Lớn Hà Nội đã được thông qua rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cùng cấp chính quyền.

Ngoài ra, Giáo sư Hoàng Đạo Kính cũng cho biết thêm, màu sơn được sử dụng để sơn lại phải là màu vàng nền nã không phải sơn bóng nhằm không làm tan vỡ diện mạo kiến trúc mặt đứng của Nhà hát Lớn Hà Nội vốn được thiết kế rất tinh tế, hài hòa...
Vì vậy, màu vàng chói lọi hiện đang được sử dụng để sơn lại Nhà hát Lớn Hà Nội đã phá vỡ sự thống nhất của kiến trúc mặt đứng tòa nhà.
Đặc biệt, theo 
Giáo sư Hoàng Đạo Kính: "Vào thời Pháp thuộc, các cụ kể lại, nếu Hà Nội có dịch thương hàn, người ta lại cắm cờ nheo màu vàng giống màu được sử dụng để sơn lại phía mặt Nhà hát Lớn bây giờ".
Hai màu chênh lệch của Nhà hát Lớn Hà Nội trước và sau khi sơn. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội hoàn toàn không hay biết gì về việc sơn sửa này, cũng không hề được hỏi ý kiến. Đồng thời, Cục Di sản cũng chưa cấp giấy phép cho việc sơn sửa Nhà hát Lớn Hà Nội.
Đến ngày 22/7, phần sơn phía mặt chính Nhà hát Lớn Hà Nội đã cơ bản hoàn thiện. Phía hông của tòa nhà cũng đang bắt đầu được triển khai.
Giàn giáo cùng công tác chuẩn bị đã được sẵn sàng cho việc tu sửa.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại nhiều phần của Nhà hát Lớn Hà Nội đã có phần xuống cấp sau đợt trùng tu vào năm 1994 -1997.
Sau 20 năm trùng tu, phần sơn phía ngoài Nhà hát Lớn Hà Nội nhiều mảng tường bám rêu mốc...
... và
 bong tróc. Tuy nhiên, theo một chuyên gia về bảo tồn, đây là một công trình lịch sử, Di tích quốc gia đặc biệt thì việc tu sửa nên lấy ý kiến của giới chuyên gia và các nhà nghiên cứu.