1. Triển vọng về tương lai của một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria càng trở nên mờ mịt sau khi nhóm đối lập lớn nhấtđe dọa rút luingay trước khi cuộc đàm phán hòa bình lên kế hoạch bắt đầu.

Hôm qua (31/1), Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) của nhóm đối lập chính tại Syria đã có cuộc hội đàm với đặc phái viên của Liên Hợp QuốcStaffan de Mistura. Nhóm này đã đề nghị cứu trợ nhân đạo đến các thị trấn bị mắc kẹt trong cuộc chiến tranh, đồng thời yêu cầu chấm dứt đánh bom vào thường dân cũng như phóng thích các tù nhân. Tuy nhiên, nhóm này đã từ chối đàm phán với phái đoàn của Tổng thống Syria. 

>> Xem thêm: Bạo lực đẫm máu leo thang tại Syria bất chấp đàm phán hòa bình

2. Thủ tướng Ahmet Davutoglu ngày 31/1 tuyên bố, radar của Thổ Nhĩ Kỳ và NATO đều cho thấymáy bay Su-34 của Ngađã xâm phạm không phận nước này.

Hai chiếc Su-34 của Nga. Ảnh Reuters.
Reuters dẫn lời ông Davutoglu tuyên bố: “Nga không thể che giấu sự thật về việc máy bay nước này xâm phạm không phận của chúng tôi. Rất khó để giấu nhẹm đi một vụ như thế này nếu nó thực sự xảy ra và cũng rất khó để dựng chuyện nếu việc này không xảy ra”.

Trước đó ngày 29/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc một máy bay Su-34 của Nga xâm phạm không phận nước này bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra cảnh báo.

Tại thời điểm đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã bác bỏ cáo buộc nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố, những gì mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc “chỉ nhằm tuyên truyền chống Nga”.

Trong một vụ việc tương tự hồi tháng 11/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều tiêm kích F-16 bắn hạ cường kích Su-24 của Nga khi máy bay này đang tiến hành không kích IS tại khu vực biên giới Syria- Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian hôm 31/1 cảnh báo về sự gia tăng hoạt động của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Libya đe dọa trực tiếp tớian ninh châu Âu.

Theo ông, tình hình là rất đáng lo ngại và việc khẩn cấp hiện nay là tìm ra được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Bắc Phi này.

Phát biểu đưa ra trong bối cảnh, các nước châu Phi và châu Âu những ngày qua không ngừng gây sức ép buộc Libya phải sớm thành lập được một chính phủ đoàn kết dân tộc.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian nhấn mạnh, nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hiện kiểm soát gần 300km đường bờ biển tại Libya và đang tiếp tục mở rộng hoạt động. Có thể nói, hiện nhóm nổi dậy này chỉ còn cách hòn đảo Lampedusa của Italia khoảng 350km.

4. Chính phủ Áo hôm 31/1 cho biết, họ sẽtrục xuất thêm người nhập cưra khỏi nước này.

Dòng người nhập cư sang Áo. Ảnh: NorthJersey.
Chính phủ này cũng cho biết, họ đã đưa Morocco, Algeria, cùng với Tunisia vào danh sách những nước an toàn để đẩy nhanh tiến trình trục xuất.

Quốc gia Trung Âu này trước đó đã ấn định hạn ngạch nhập cư, theo đó  trong 4 năm tới sẽ chỉ tiếp nhận 127.500 người xin tị nạn, tức là 1,5% dân số Áo.

5. Chính phủ Cuba hôm qua (31/1), tuyên bố nước này sẽ triển khai dịch vụ internet băng thông rộng tại 2 khu vực ở thủ đô La Habana.

Biểu tượng của công ty viễn thông khổng lồ Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc - hãng cung cấp cáp quang internet cho Cuba. Ảnh: techniasia.
Đây là dự án thử nghiệm nhằm hướng tới mục tiêu đưa internet đến từng hộ gia đình ở Cuba sau nhiều năm bị cách trở với thế giới về mặt viễn thông do những cấm vận từ phía Mỹ.

Công ty viễn thông nhà nước Cuba ETECSA cho biết, khu vực được triển khai internet băng thông rộng đầu tiên là khu phố cổ La Habana. Đây là trung tâm thời thuộc địa và là một trong những điểm thu hút khách du lịch của thành phố. Internet băng thông rộng ở đây được kết nối bằng mạng lưới sợi cáp quang do công ty Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc cung cấp.

Giám đốc của ETECSA chi nhánh La Habana, bà Odalys Rodríguez del Toro cho biết, chính phủ sẽ cho phép các quán cà phê, quán bar, nhà hàng bắt đầu cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng. Tuy nhiên, hiện chưa có thời hạn cho việc triển khai dự án thí điểm này và chính phủ Cuba cũng chưa niêm yết giá cho dịch vụ internet băng thông rộng mới./.