cong_7_ybut.jpg
1.000 thùng chứa nước nhiễm xạ từ các lò phản ứng bị hư hại sau thảm họa kép ở Fukushima vẫn chưa có giải pháp tiêu hủy. (Ảnh: AP)
Hàng ngày những công nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn phải làm việc gần hàng ngàn túi nhựa lớn chứa đất nhiễm phóng xạ và các mảnh vỡ gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima. (Ảnh: EPA)

Nhân viên xây dựng "bức tường đá", trong đó sử dụng chất làm lạnh để ngăn chặn nước ngầm rò rỉ vào các lò phản ứng. (ảnh: The Guardian)
Công nhân đứng bên ngoài lò phản ứng số 4 trong quá trình tẩy xạ. (ảnh: The Guardian)
Một nhân viên kéo khóa bộ đồ bảo hộ trước khi vào khu vực tẩy xạ. (ảnh: Getty)
Anh Hoshi làm việc tại khu vực điều hành hệ thống lọc nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima Daiichi. Anh nói rằng sự hỗ trợ của gia đình rất quan trọng khi anh làm việc trong môi trường nguy hiểm. (ảnh: The Guardian)

Ông Shimizu, giám sát các dự án robot để xác định vị trí các mảnh vỡ trong các lò phản ứng của nhà máy.(ảnh: The Guardian)
Ông Ono sắp nghỉ hưu nhưng ông tự nguyện xin làm tiếp tại nhà máy Fukushima ở những khu vực "đỏ". Ông rất tự hào về công việc của mình. (Ảnh: Getty)

Hết giờ làm, công nhân cởi quần áo bảo hộ. (ảnh: The Guardian)

Công nhân được quét để kiểm tra phơi nhiễm phóng xạ sau khi trở về từ các nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. (Ảnh: Getty)

Một chiếc trực thăng bay qua nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1- nơi bị hư hại nhiều nhất trong thảm họa kép ở Nhật Bản năm 2011. (Ảnh: Reuters)