“Các quyết định là ở Quốc hội chứ không phải là ở người này hay người kia. Tôi tin rằng, khi thực hiện mọi người sẽ coi trọng lợi ích dân tộc và tập thể . Cựu Thủ tướng Thaksin sẽ không về nước. Việc sửa đổi Hến pháp không vì một cá nhân nào mà chỉ là sửa đổi điều 291 liên quan đến bầu thành viên Hội đồng soạn thảo, thành phần của Hội đồng này và bàn cách làm thế nào để có thể yên tâm rằng các thành viên này là do dân bầu”, bà Yingluck nói.

ao-vang.jpg
Phe Áo vàng tạiThái Lan tuyên bố phản đối việc sửa đổi Hiến pháp (Ảnh minh hoạ)
Đề cập đến Liên minh Nhân dân vì Dân chủ PAD (phe Áo vàng) có các hoạt động phản đối sửa đổi Hiến pháp, Thủ tướng Yingluck cho biết bà sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các nhóm, các bên.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Chaloem Yubumrung khẳng định, việc đưa ông Thaksin về nước là ý kiến của riêng ông từ năm 2009, không liên quan đến Thủ tướng Yingluck. Trước đó, ông Chaloem cho biết ông đã có cách đưa cựu thủ tướng Thaksin về nước vào cuối năm nay vào thời điểm thuận lợi .

Liên quan đến sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Ban cố vấn đảng Dân tộc Thái phát triển - Đảng trong liên minh chính phủ của bà Yingluck, ông Sanan Khachonprasat cho rằng, nên chỉ rõ các điều cần sửa đổi, không nên sửa đổi toàn bộ bản Hiến pháp. Theo ông Sanan, hòa giải khó có thể thực hiện được trong tình hình hiện nay khi có sự phân cực rõ ràng, chia bè phái.

Quốc hội Thái Lan đã thông qua sửa đổi điều 291 Hiến pháp 2007 hiện hành của Thái Lan, mở đường cho việc bầu thành viên Hội đồng soạn thảo Hiến pháp, tuy nhiên Đảng Dân chủ đối lập tại Hạ viện và một số tổ chức quần chúng như PAD, Nhóm Áo đa màu sắc, thượng nghị sĩ và học giả Thái Lan phản đối do lo ngại chính phủ sẽ cho sửa đổi điều 112 liên quan đến Hoàng gia, xóa tội cho ông Thaksin và sửa đổi toàn bộ bản Hiến pháp..../.