Trong số 134 người ký tên, nhiều người từng phục vụ trong các cơ quan hành chính thuộc Đảng Dân chủ và Cộng hòa, điển hình là cựu quan chức ngoại giao Nicholas Burn, cựu Giám đốc cơ quan chống khủng bố thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Richard Clarke và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy.
Trong bức thư gửi ông Trump ngày 10/3 vừa qua, các chuyên gia và cựu quan chức chính phủ này đánh giá, “những điều cấm nêu trong sắc lệnh sẽ làm tổn hại nền an ninh quốc gia Mỹ và hơn nữa là danh tiếng nước lớn của chúng ta”.
Theo các cuộc thăm dò, dư luận Mỹ có những phản ứng rất khác nhau về vấn đề này. Sắc lệnh di trú mới đã bị nhiều nhà nước dân chủ và các tổ chức độc lập khác nhau công kích về mặt pháp lý, điều đó cho thấy có thể xảy ra một cuộc chiến pháp lý lớn với những lời kêu gọi và không thể tránh khỏi những cuộc vận động.
Về phần mình, ACLU- một tổ chức rất có uy tín trong việc bảo vệ các quyền tự do, đã tuyên bố phối hợp với các tổ chức bảo vệ người di cư khác phát động cuộc vận động toàn liên bang chống lại sắc lệnh mới này.
Theo một thăm dò của Viện Gallup mới đưa ra, việc quản lý, điều hành công việc của Tổng thống mới, hơn một nửa người dân Mỹ, khoảng 54%, vẫn lạc quan về năng lực của Tổng thống Donald Trump sẽ làm cho nước Mỹ giàu mạnh hơn.
Ngày 13/3, bang Washington đã chính thức nộp đơn yêu cầu toà án liên bang ngăn chặn sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của Trump. Đơn của bang Washington đã nhận được sự ủng hộ của các bang Minnesota, New York và Oregon. Các bang California và Maryland cũng cho biết sẽ tham gia đề nghị này.
Trước đó, Hawaii đã khởi kiện riêng chống lại sắc lệnh của Trump. Trong văn bản gửi Toà án liên bang ngày 13/3, Bộ Tư pháp tuyên bố Tổng thống có đủ thẩm quyền để giới hạn hoặc ngăn chặn sự nhập cảnh của bất kỳ người nước ngoài nào vì lợi ích quốc gia./.
Thêm 5 bang đâm đơn kiện sắc lệnh nhập cư mới của Tổng thống Trump