Sau cuộc tranh luận cuối cùng diễn ra tại Las Vegas ngày 19/10 (giờ Mỹ) giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ, hãng tinAPđã theo dõi và nêu rõ những lần ông Trump và bà Clinton đưa ra thông tin không chính xác trong quá trình tranh luận:
Bà Clinton: “Tôi không khiến nợ quốc gia tăng thêm một xu nào”.
Thực tế:Tuyên bố của bà Clinton là không chính xác. Theo Ủy ban phụ trách Ngân sách Liên bang, việc bà Clinton dự định tăng chi tiêu trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính cho học sinh và sinh viên khiến nợ công của Mỹ tăng lên 200 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Đây là một con số rất lớn chứ không chỉ là một xu nào như bà Clinton đã nói.
Ông Trump:“Nga được phép chế tạo đầu đạn hạt nhân. Chúng ta thì không”.
Thực tế:Tuyên bố này của ông Trump là không chính xác. Hiệp ước START mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược không ngăn cản Mỹ hay Nga sản xuất đầu đạn hạt nhân. Hiệp ước này chỉ giới hạn mỗi quốc gia được phép có tổng cộng 1.550 đầu đạn hạt nhân trang bị cho các máy bay ném bom, tàu ngầm và các hầm chứa tên lửa hạt nhân. Nga và Mỹ sẽ phải đạt được giới hạn 1.550 đầu đạn hạt nhân vào tháng 2/2018.
Bà Clinton: “Tôi chỉ nhắc tới mở cửa giao thương năng lượng” [chứ không phải là mở cửa biên giới với Mỹ trong một tuyên bố của bà với một ngân hàng Brazil năm 2013-ND].
Thực tế:Bà Clinton có đề cập tới nhiều vấn đề hơn là năng lượng nhưng không đến mức là mở cửa biên giới Mỹ để người nhập cư tràn vào bất kỳ khi nào họ thích như nội dung do WikiLeaks rò rỉ.
Nội dung tuyên bố của bà Clinton có đoạn: “Tôi mơ ước rằng sẽ có một thị trường chung ở Bắc Bán cầu với việc mở cửa giao thương và mở cửa biên giới. Trong tương lai các nước ở Bắc Bán cầu sẽ được tiếp cận các nguồn năng lượng xanh và bền vững giúp tăng cường phát triển và mở ra cơ hội cho mọi người dân ở Bắc Bán cầu”.
Thông điệp của bà Clinton thể hiện rõ sự quan tâm đến tự do thương mại nhưng không đủ để cho thấy bà ủng hộ việc tự do di chuyển không giới hạn của người dân như ông Trump cáo buộc.
Hillary được đánh giá nhỉnh hơn Trump trong trận “so găng” cuối cùng
Bà Clinton: “Ông ấy tổ chức một số cuộc vận động tranh cử lớn nơi ông ấy nói rằng, ông không thể làm điều đó [hành vi và lời nói dung tục-ND] đối với phụ nữ vì họ không đủ hấp dẫn”.
Ông Trump: “Tôi không hề nói điều đó”.
Thực tế:Ông Trump có nói như vậy, trong cuộc vận động ngày 13/10, ông Trump đã công khai chỉ trích hình thể của nữ phóng viên tạp chí People, Natasha Stoynoff, người cáo buộc ông Trump sàm sỡ mình tại dinh thự của ông ở Mar-a-Lago khi bà tìm cách phỏng vấn ông.
Khi đó, tỷ phú Mỹ đã nói: “Hãy nhìn cô ấy rồi nghĩ đến những lời mà cô ấy nói và nói cho tôi biết bạn đang nghĩ gì. Tôi tin rằng chuyện đó không thể xảy ra”.
Bà Clinton: “Tôi muốn sinh viên theo học đại học không phải mang nợ”.
Thực tế:Có thể bà Clinton hơi lý tưởng hóa khi đề cập đến vấn đề này bởi bà mới chỉ cam kết miễn học phí cho các sinh viên theo học các trường công của Mỹ. Trên thực tế, dù đã hỗ trợ rất nhiều thì tiền thuê phòng và các chi phí khác cũng khiến các sinh viên Mỹ buộc phải mang nợ.
Theo kế hoạch của mình, bà Clinton sẽ yêu cầu chính phủ chi trả tiền học cho các sinh viên đến từ các gia đình có thu nhập dưới 125.000USD/năm. Dù vậy, những sinh viên này vẫn phải trả tiền thuê nhà và thực phẩm được cho là chiếm hơn 50% số tiền trung bình là 18.943USD để họ theo học các trường công ở Mỹ.
Ông Trump: “Bà ấy muốn tăng thuế và thậm chí là tăng gấp đôi thuế”.
Thực tế:Bà Clinton không hề có ý định tăng thuế đối với 95% người dân Mỹ. Chỉ có điều, đối tượng sẽ phải gánh thuế rất nặng từ chính sách của bà Clinton sẽ là những người giàu có nhất tại Mỹ, dù vậy, con số tăng gấp đôi mà ông Trump đưa ra vẫn rất đáng ngờ.
Theo đó, 2/3 số người bị bà Clinton dự định áp thuế rất cao nằm trong số 0,1% những người giàu nhất nước Mỹ. Bà Clinton dự định áp mức thuế 30% đối với những người kiếm được ít nhất 1 triệu USD/năm và tối đa là 34% đối với những người kiếm được trên 5 triệu USD/năm.
Bà Clinton nói về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): “Hiệp định này không được như tôi mong đợi”.
Thực tế:Hiệp định này hoàn toàn đáp ứng được sự mong đợi của bà Clinton khi bà còn là Ngoại trưởng Mỹ và bà đã đi khắp nơi trên thế giới để vận động ủng hộ Hiệp định này.
Những email bị rò rỉ từ WikiLeaks cho thấy, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại của bà Clinton, Jake Sullivan, từng ca ngợi bà là “nhà bảo trợ lớn” cho TPP và bày tỏ lo ngại ông Bernie Sanders có thể phản đối thỏa thuận này. Sau đó, chính bà Clinton cũng quay sang phản đối TPP để đối phó với sức ép từ ông Sanders trong các cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ Đảng Dân chủ.
Tại thời điểm đó, bà Clinton tuyên bố, bà không còn ủng hộ TPP bởi Hiệp định này không cung cấp sự bảo hộ cần thiết đối với người lao động, việc làm và an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, TPP thực sự có những điều khoản bảo vệ người lao động mạnh nhất so với các thỏa thuận thương mại khác mà Mỹ từng thông qua.
Không gian ngoài trường quay tranh luận Trump-Clinton cũng “nóng” lên
Ông Trump:“Hillary Clinton muốn xây dựng tường quanh biên giới. Bà ấy đã đấu tranh cho việc xây dựng tường rào từ khoảng năm 2006. Tuy nhiên, bà ấy không đạt được mục tiêu của mình và không có bức tường nào được dựng lên”.
Thực tế:Ông Trump có phần đúng, khi còn là nghị sĩ New York, bà Clinton có ủng hộ Đạo luật Xây rào Bảo vệ, theo đó cho phép xây dựng hàng trăm km tường rào dọc biên giới Mỹ-Mexico.
Tuy nhiên, không như ông Trump nói, hơn 1.100km tường rào giữa Mỹ và Mexico được xây dựng dưới trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Bush và nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama.
Những bức tường rào này được xây dựng tại khu vực biên giới kéo dài 3.200km giữa hai nước. Tuy nhiên, đây không phải là loại tường cứng như ông Trump đã nói mà là các loại hàng rào và cổng cho phép những người chủ đất ở khu vực biên giới có thể tiếp cận với đất đai của mình. Dù vậy, những người nhập cư được cho là cũng “chuồn” sang Mỹ bằng cách trèo hoặc lách qua tường rào.
Ông Trump: Dưới thời bà Hillary Clinton,“khoảng 6 tỷ USD đã biến mất” khỏi Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thực tế:Thông tin này hoàn toàn không chính xác. Năm 2014, thanh tra Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một cảnh báo về việc một số giấy tờ liên quan đến các hợp đồng có trị giá 6 tỷ USD ở Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa được hoàn tất.
Tuy nhiên, không có lý do gì để tin rằng, việc này diễn ra dưới thời bà Clinton. Tổng Thanh tra Bộ Ngoại giao Mỹ Steve Linnick cũng chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin rằng số tiền này biến mất.
So găng Trump-Cinton lần cuối: Không nhiều bất ngờ
Ông Trump: “Tổng thống Obama đã đưa hàng triệu người nhập cư trái phép ra khỏi Mỹ mà không hề có ai biết điều này”.
Thực tế:Thông tin này là chính xác. Tổng thống Obama đã trực tiếp giám sát việc đưa hơn 2,5 triệu người nhập cư trái phép ra khỏi Mỹ kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 1/2009.
Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, mỗi năm nước Mỹ đẩy hàng trăm nghìn người nhập cư trái phép ra khỏi Mỹ và con số này tăng lên mức kỷ lục là 409.000 vào năm 2014.
Trong khi đó, trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình, số lượng người bị trục xuất đã giảm đáng kể khi ông Obama chỉ tập trung vào việc trục xuất những đối tượng bị tình nghi là tội phạm có khả năng đe dọa đến an ninh quốc gia và an toàn của người dân.
Tuy nhiên, trái với tuyên bố của ông Trump rằng, không ai biết việc ông Obama đã làm. Tổng thống Mỹ từng bị những người ủng hộ việc bảo vệ người nhập cư gọi là “Tổng tư lệnh trục xuất người nhập cư”.
Ông Trump:Clinton “không biết được liệu Nga, Trung Quốc hay bất kỳ nước nào hoặc ai đó xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính của Đảng Dân chủ. Chúng ta vẫn chưa biết thủ phạm là ai”.
Thực tế:Việc ông Trump từ chối “chĩa ngón tay về phía Nga” là đi ngược lại hoàn toàn với quan điểm của giới tình báo Mỹ.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng, dự trên quy mô và mức độ nhạy cảm của các hoạt động xâm nhập, chỉ có các quan chức hàng đầu của Nga mới đủ khả năng cho phép tiến hành các hoạt động như vậy”.
Tuy nhiên, phía Nga cũng đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của giới tình báo Mỹ./.