Chịu sức ép “nội công”…
Dư luận những ngày này đều tập trung vào việc việc hai nữ Bộ trưởng từ chức sẽ có ảnh hưởng gì đối với sự vận hành của chính quyền Abe?
Trước bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản đang khó khăn, tăng trưởng không như kỳ vọng, sự bất mãn của nhân dân Nhật Bản đối với chính sách kinh tế của ông Abe ngày càng tăng, thì việc hai nữ Bộ trưởng từ chức liên tiếp (trước đó ông Abe đã kêu gọi cần quan tâm tới vai trò phụ nữ trong cải cách nội các) được coi là đòn giáng mạnh vào lên vai ông Abe.
Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Obuchi bị chỉ trích liên quan tới sử dụng tiền sai chính trị sai mục đích, còn Bộ trưởng Tư pháp bị phê phán việc việc sử dụng quạt giấy phát cho cử tri (vi phạm luật bầu cử).
Trong nền chính trị Nhật Bản, việc từ chức là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, việc từ chức của hai nữ Bộ trưởng lần này thể hiện việc ông Abe đã thất bại trong việc cố gắng cải thiện tỷ lệ nữ trong Nội các khi ông vừa bổ nhiệm các nữ Bộ trưởng chỉ trong thời gian ngắn.
Báo Tokyo nhận định: Việc Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Obuchi dấy lên vấn đề “tiền và chính trị” trong chính quyền đảng Tự do Dân chủ (đảng cầm quyền Nhật Bản), là sự đả kích lớn đối với sự vận hành của chính quyền Abe”.
Trong khi đó, theo điều tra mới nhất do Hãng thông tấn Kyodo công bố vào trung tuần tháng 10, tỷ lệ ủng hộ Nội các Abe là 48,1%, giảm 6,8 điểm so với tháng 9. Tỷ lệ ủng hộ cũng được dự đoán sẽ giảm mạnh trong tháng tới, và có thể sẽ rất thảm hại nếu ông Abe không có những động thái “thông minh” trong nước cờ tuy không khó, nhưng trong hoàn cảnh người “chơi cờ” đang “rối”.
Cũng nhân cơ hội này, đảng Dân chủ đã công kích ông Abe và yêu cầu xem lại “tư cách Nội các”, phê phán việc sử dụng quá nhiều Bộ trưởng nữ và coi đây là bài học, yêu cầu xem xét lại chính sách bổ nhiệm Bộ trưởng là nữ.
Cũng ngay trong ngày ông Abe cũng đã bổ nhiệm ông Miyazawa và bà Kmigawa thay thế bà Obuchi và bà Matsushima. Nhưng cả hai tân Bộ trưởng đều là người của đảng Dân chủ khiến ông Abe thiệt đơn thiệt kép. Cũng không loại trừ, nhân dịp này đảng Dân chủ sẽ dùng nhiều chiêu bài “ép” ông Abe trong những cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra sau này.
Đặc biệt trong quá khứ, tại cuộc bầu cử Thượng viện ngày 29/7/2007, đảng Dân chủ Tự do bị thất bại nặng nề và không còn là đảng lớn nhất trong thượng viện để đảng Dân chủ giành thế thượng phong (ở Nhật, Chủ tịch đảng lớn nhất đồng nghĩa với việc sẽ trở thành Thủ tướng). Đây cũng là kinh nghiệm chính trường mà chính ông Abe đã trải qua khi chỉ tại nhiệm Thủ tướng lần thứ nhất chỉ có trong vòng gần 1 năm trong giai đoạn đó.
Báo Asahi cũng nhận định thêm rằng, chính việc từ chức của hai nữ Bộ trưởng lần này khiến Nội các của ông Abe bị “tước đoạt” mất kỷ lục Nội các bền nhất kể từ sau chiến tranh. Không những thế, việc này còn gây ra mầm mống bất ổn, khiến “chủ nghĩa chống độc quyền chính trị kiểu Nhật Bản” phát tác, có thể làm bất ổn chính trường Nhật Bản.
Mục đích của dư luận Nhật Bản lần này là để ông Abe thấy một điều rằng việc ông ưu ái nhiều thành viên là nữ trong Nội các là một sai lầm. Báo Sankei phê phán điều này làm “suy giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân” và “việc sử dụng thành viên trong Nội các là nữ sẽ xa vào vũng bùn”.
Đồng loạt các báo lớn của Nhật như Yomiuri, Asahi, Mainichi… đều có những bài phân tích phê phán việc hai nữ Bộ trưởng đồng loạt từ chức.
Riêng đối với bà Obuchi, ngoài việc từ chức, bà có thể sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị tù và đình chỉ tư cách công dân.
Mọi chuyện chưa thể lắng xuống, tuy nhiên, qua việc hai nữ Bộ trưởng từ chức, Thủ tướng Abe cần phải tham khảo lại chính sách “thực hiện xã hội có vai trò của phụ nữ” của mình để tạo sự đồng thuận của xã hội trong quá trình vực dậy nền kinh tế Nhật Bản đang suy thoái.
…đến “ngoại kích”
Không chỉ đối mặt với dư luận trong nước, ông Abe còn bị chỉ trích từ bên ngoài. Bình luận về việc hai nữ Bộ trưởng Nhật Bản liên tiếp từ chức, Tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc viết: “Những nữ Bộ trưởng của chính quyền Abe đã gây ra trận “động đất lớn”. Tân Hoa xã còn cho rằng trong số 5 nữ Bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản có tới 3 vị đã tham gia vào hoạt động viếng đền Yasukuni, coi đây là hành động “đáng phê phán, gây nghi ngờ trong và ngoài nước (ám chỉ Nhật Bản)”.
Trên thực tế, hiện quan hệ Nhật-Trung đang rất căng thẳng về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề nhận thức lịch sử (bao gồm việc viếng đền Yasukuni). Do đó quan điểm Trung Quốc ngoài việc tập trung vào khía cạnh việc các nữ Bộ trưởng Trung Quốc liên tiếp từ chức sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, còn coi 3 vị nữ Bộ trưởng còn lại trong Nội các Abe “tội đồ” khi viếng đền Yasukuni.
Theo nhận định của các chuyên gia Thủ tướng Abe rất khó từ bỏ chính sách mâu thuẫn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các chính sách cải cách chưa có những đột phá đáng kể buộc ông Abe phải có những thái độ mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc.
Năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản trong chính sách ngoại giao của mình đã đặc biệt chú ý tới những biện pháp nhằm làm tiến triển mối quan hệ giữa Nhật với các nước Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng ngoài cuộc gặp Nhật-Nga bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Bắc Kinh diễn ra trong 2 ngày 10-11/11 thì hành động cụ thể nhằm cải thiện với 3 nước còn lại không có dấu hiệu khả quan nào.
Trong khi đó, nước đồng minh thân cận với Nhật Bản là Mỹ cũng đang hy vọng mối quan hệ Nhật-Hàn sẽ được cải thiện, bởi để có thể làm ổn định khu vực Đông Nam Á, ngay cả chính quyền Tổng thống Mỹ Obama cũng muốn tránh sự căng thằng trong các mối quan hệ cặp đôi Nhật-Trung và Nhật-Hàn.
Theo các chuyên gia, trong Hội nghị APEC lần này, nếu Thủ tướng Abe không có những đột phá quan trọng trong các mối quan hệ với các nước nói trên thì đến cuối năm mục tiêu chiến lược ngoại giao của Nhật khó có thể hoàn thành. Điều này có thể sẽ làm gia tăng áp lực mới lên chính quyền của ông Abe. Chính vì vậy ông Abe cũng có thể sẽ “dằn lòng” gặp riêng Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị lần này để cải thiện quan hệ thương mại Nhật-Trung đang bị ảnh hưởng bởi những lý do mang tính chính trị.
Trước nhiều sức ép, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ phải quyết liệt hơn, chính xác hơn khi thực hiện những chính sách mà theo ông sẽ đưa đất nước Nhật Bản trở lại thời kỳ huy hoàng mà nó vốn có./.