Chiều 15/11 (giờ Việt Nam), Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)chính thức khai mạc tại thủ phủ Brisbane bang Queensland, Australia. Mục tiêu chính của hội nghị là nâng tốc độ tăng trưởng của khối G20 lên ít nhất 2% so với hiện nay trong vòng 5 năm tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

g201_fvmq.jpgCác nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp ở Hội nghị G20 tại Brisbane, Australia (ảnh: AFP)
Bên ngoài Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), hàng trăm người biểu tình cũng đã tuần hành quanh khu vực hội nghị yêu cầu các nhà lãnh đạo G20 hành động trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.

Các cuộc gặp bên lề cũng là tâm điểm của dư luận thế giới. Trong cuộc gặp giữa

Mỹ, Australia và Nhật ngày 16/11,  ba nước này đã kêu gọi Nga ngừng can thiệp vào Ukraine và đòi công lý cho các nạn nhân trong thảm họa MH17.

Lãnh đạo ba nước Mỹ, Australia, Nhật cho biết họ đã thống nhất trong việc "chống lại việc sáp nhập Crimea  một cách có mục đích của Nga và hành động của Nga làm bất ổn khu vực miền đông Ukraine, đồng thời phải đưa những người chịu trách nhiệm trong thảm họa chuyến bay mang số hiệu MH 17”. 

Chiều ngày 16/11, Hội nghị đã ra tuyên bố chung và bế mạc.

Ukraine tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng tại Ukrainetiếp tục bị đẩy lên một nấc thang mới khi cả Ukraine và Nga 13/11, đều cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây vẫn để ngỏ khả năng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thêm đối với Nga, nếu xung đột tại Ukraine không có dấu hiệu giảm nhiệt. 

Miền Đông Ukraine tan hoang vì xung đột (ảnh: AP)
Phát biểu trước báo giới ngày 13/11, người phát ngôn Quân đội Ukraine Andriy Lysenko đã cáo buộc Nga gửi binh sĩ cùng vũ khí giúp lực lượng đối lập ở miền đông nước này.

Kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại Belarus hôm 5/9 và được tăng cường vào 19/9 vừa qua, xung đột vẫn xảy ra hàng ngày tại miền Đông Ukraine và đỉnh điểm là cuộc đụng độ đêm 9/11 vừa qua khiến cho thành phố Donetsk và khu vực lân cận rung chuyển vì các cuộc nã pháo. Cho đến nay, sau gần 7 tháng xảy ra giao tranh, lực lượng đối lập và chính quyền Ukraine luôn đổ lỗi cho nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.

Trước những diễn biến nghiêm trọng tại Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây cảnh báo có thể tăng cường trừng phạt Nga.

Hội nghị ASEANtập trung thảo luận về tình hình Biển Đông

Hội nghị ASEAN đã diễn ra ngày 12/11 tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.

Quang cảnh bên ngoài Hội nghị ASEAN (Ảnh AP)

Theo tờ Channel NewsAsia, tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN và quốc tế sẽ thảo luận các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp tại nhiều khu vực trên Biển Đông mà một số nước ASEAN và Trung Quốc đồng thời tuyên bố chủ quyền.

Các nhà phân tích cho rằng, sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là sẽ đóng góp “tiếng nói đầy trọng lượng” tại Hội nghị lần này.

Ông Denzil Abel, một học giả từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Myanmar, cho biết: “Nếu Mỹ muốn nhân Hội nghị này để khẳng định mạnh mẽ chính sách tái cân bằng tại khu vực thì tình hình Biển Đông có thể sẽ lại sôi sục thêm lần nữa”.

“Tuy nhiên, cơ hội hợp tác vẫn rộng mở đối với ASEAN và Trung Quốc và nếu có thiện chí thì cả hai bên sẽ chỉ phải vượt qua một trở ngại rất nhỏ để giải quyết những bất đồng và đem lại lợi ích to lớn cho cả khu vực và trên toàn thế giới”, ông Abel nhận định.

Ngoài ra, tại Hội nghị lần này, Cộng đồng ASEAN được cho là sẽ thúc đẩy tiến trình xây dựng Bộ Qui tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng con đường hòa bình.

Trong hơn một thập kỷ qua, cả ASEAN và Trung Quốc đều đã có những cuộc trao đổi về COC nhưng vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Theo tờ Rappler, Hội nghị ASEAN cũng diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ năm 2012.

Cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao APEC được cho là sẽ tạo ra đột phá để cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trước đó, Trung Quốc và Nhật Bản đã có những mâu thuẫn nhất định liên quan đến chủ quyền của một nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Ngoài ra, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cũng sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào chiều hôm nay (12/11).

Cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo nói trên được cho là sẽ thảo luận về những hành động của Trung Quốc trong vùng tranh chấp trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc trong bối cảnh 2 tàu của Trung Quốc vừa bị phát hiện xâm nhập trái phép vào bãi Cỏ Rong của Philippines.

Khai mạc APEC: Chủ tịch Trung Quốc thúc đẩy đàm phán FTAAP

Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi APEC cần đẩy mạnh các cuộc đàm phán về Khu vực thương mại tự do Châu Á-TBD.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị APEC
Reuters đưa tin, phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC ngày 11/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nền kinh tế toàn cầu phục hồi chưa ổn định và các nền kinh tế APEC cần phải đẩy mạnh các cuộc đàm phán về khuôn khổ tự do hóa thương mại mang tên Khu vực thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) do Trung Quốc đề xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại APEC 2014 (Ảnh News.cn)

Ông Tập Cận Bình phát biểu: “Hiện nay, sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất ổn và thiếu bền vững. Trong tình hình mới, chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và tạo ra một mô hình mở cửa có lợi cho sự phát triển lâu dài”.

“Chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và thiết lập các mục tiêu, phương hướng và lộ trình, biến tầm nhìn thành hiện thực càng sớm càng tốt”.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với sự tham gia các nền kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Canada đang chiếm 40% dân số thế giới, 54% sản lượng kinh tế và 44% trao đổi thương mại toàn cầu.

Trong ngày 10-11/11, thế giới chứng kiến thái độ hoàn toàn khác nhau của nguyên thủ tại các cuộc gặp song phương bên lề APEC. Đáng chú ý là các cuộc gặp song phương giữa Trung Quốc-Mỹ, Trung Quốc-Nhật Bản và Nga-Mỹ…

Les Echo nhận định “Nhật – Trung cái bắt tay miễn cưỡng”. Nội dung cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chẳng có gì đáng chú ý ngoài sự hy vọng một cách hết sức “chung chung” của giới phân tích chính trị rằng cuộc gặp này sẽ mở ra cơ hội hòa giải cho 2 cường quốc châu Á. Thực tế cuộc gặp này ngay từ đầu đã được nhận định là miễn cưỡng từ khâu chuẩn bị, những thông tin về cuộc gặp chỉ đến giờ chót mới được công bố.

Trong khi đó chỉ có 5 phút cho cuộc gặp Nga – M. Không có vấn đề nào được đề cập chi tiết trong cuộc tiếp xúc chỉ kéo dài 5 phút này.

Mặc dù vậy, người ta hy vọng cuộc tiếp xúc này sẽ giúp hai bên cải thiện quan hệ và mở ra cuộc trao đổi chính thức tại Hội nghị G20 ở Australia vào giữa tháng 11/2014 và hạ nhiệt căng thẳng giữa hai cường quốc. Thời gian qua, mối quan hệ Nga – Mỹ vô cùng căng thẳng nên lời chào giữa lãnh đạo 2 nước được dư luận hết sức chú ý.

rưng cầu dân ý Catalan: 80% ủng hộ độc lập khỏi Tây Ban Nha

Trong tổng số xấp xỉ 2 triệu người tham gia một cuộc trưng cầu dân ý có tính biểu tượng về độc lập của xứ Catalan giàu có, trên 80% bỏ phiếu ủng hộ độc lập, theo các kết quả sơ bộ.

Những người ủng hộ Catalan độc lập (ảnh: Guardian)

Cuộc bỏ phiếu đã được tổ chức trước sự phản đối gay gắt từ chính phủ Tây Ban Nha, bất chấp phán quyết của tòa hiến pháp đòi ngừng trưng cầu.

Đa số các đảng chống độc lập đều phản đối cuộc trưng cầu dân ý và hối thúc những người ủng hộ không tham gia.

Không có chuyển bầu cử chính thức ở đây nhưng chính quyền xứ Catalan cho hay 5,4 triệu người Catalan và ngoại kiều tuổi 16 được bỏ phiếu.

Chính quyền Tây Ban Nha cực lực phản đối Catalan độc lập; xứ Catalan chiếm tới 1/5 kinh tế nước này nhưng lại chìm sâu trong nợ nần sau khi nổ ra khủng hoảng tài chính và kinh tế ở Tây Ban Nha./.

Anh lần đầu triển khai phi cơ không người lái tấn công IS tại Iraq

Anh vừa thông báo lần đầu tiên triển khai máy bay không người lái tấn công các tay súng Takfiri thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq.

Phi cơ của Không quân Hoàng gia Anh bay về căn cứ ở Síp sau khi trinh sát vũ trang ở Iraq (ảnh: Không quân Anh)
Bộ Quốc phòng Anh hôm qua (10/11) khẳng định, máy bay Reaper điều khiển từ xa vừa thành công trong việc tấn công các mục tiêu là các phiến quân IS gần thành phố Baiji của Iraq cuối tuần qua.

Bộ Quốc phòng Anh nêu rõ: “Một loạt các nhiệm vụ của liên minh đã được thực hiện gần Baiji, phía Bắc thủ đô Baghdad, nơi các phần tử khủng bố IS cài đặt nhiều thiết bị nổ.”

Chiến dịch oanh kích chống IS do Mỹ dẫn đầu bắt đầu được triển khai từ ngày 8/8 vừa qua tại Iraq và vào cuối tháng 9 vừa qua, Mỹ và các đồng minh Arab cũng bắt đầu thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các vị trí của IS bên trong lãnh thổ Syria khi chưa được phép của chính quyền Damacus cũng như sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc./.