Sputnik Newsdẫn lời phóng viên thường trú phụ trách các vấn đề đối ngoại tại Trung Đông của tờWall Street JournalJoe Lauria cho biết, điều này là bởi Nhà Trắng từ lâu đã ngầm ủng hộ rất nhiều nhóm phiến quân Hồi giáo tại Syria và không ít nhóm trong số này đang reo rắc nỗi kinh hoàng bằng các vụ tấn công khủng bố tại quốc gia Trung Đông này.
Quang cảnh một cuộc đàm phán về hòa bình tại Syria. Ảnh Reuters |
Chính vì thế, theo phóng viên Lauria, trước thềm cuộc đàm phán về hòa bình tại Syria ở Geneva ngày 29/1, Washington cần phải đưa ra quyết định rõ ràng về việc phe đối lập nào bị coi là khủng bố và bị loại ra khỏi cuộc đàm phán.
“Trở ngại lớn nhất hiện nay chính là việc quyết định xem, nhóm phiến quân nào sẽ đại diện cho phe đối lập để ngồi cùng bàn với Chính phủ Syria. Điều này phụ thuộc vào việc Mỹ sẽ trả lời câu hỏi nhóm nào là nhóm khủng bố ở Syria như thế nào”, phóng viên Lauria nhận định.
Dù đã loại bỏ IS và Tổ chức Mặt trận al-Nusra khỏi danh sách các phe phái đối lập sẽ tham gia cuộc đàm phán tại Syria, Mỹ vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi trong số các nhóm phiến quân còn lại có không ít nhóm hợp tác rất chặt chẽ với Tổ chức Mặt trận al-Nusra và các nhóm Hồi giáo Thánh chiến khác.
Ngoài ra, tình hình còn phức tạp hơn rất nhiều khi hầu hết các nhóm này đều nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ. Trong khi Chính phủ Mỹ tuyên bố đang “làm rõ họ ủng hộ phe đối lập nào” thì tờ Daily Beast lại hé lộ thông tin rằng, một số nhóm phiến quân được CIA hậu thuẫn đang hợp tác với al-Qaeda.
Phóng viên Lauria trích dẫn tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9/2015 nhấn mạnh: “Sẽ rất khó để dụ dỗ các nhóm cực đoan làm tay sai để đạt được mục đích chính trị của mình với ảo tưởng rằng sau đó mình có thể rũ bỏ chúng hoặc tiêu diệt chúng”.
“Ông Putin đã không đề cập đến những bằng chứng rõ rệt mà ông ấy có được từ tài liệu giải mật của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA). Tài liệu được DIA giải mật hồi tháng 8/2012 tiết lộ Washington, Ankara và các nước Vùng Vịnh đang tìm cách gây dựng phong trào Hồi giáo của người Sunni ở phía Đông Syria nhằm gây áp lực với Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al- Assad. Những kẻ thực hiện phong trào Hồi giáo này cũng tìm cách kết nối với những kẻ cực đoan tại Iraq để hình thành một Nhà nước Hồi giáo”, phóng viên Lauria nói.
Phóng viên Lauria cũng dẫn tuyên bố của Cựu Giám đốc DIA Michael Flynn trong một cuộc phỏng vấn với Al Jazeera khẳng định, quyết định hợp tác với những kẻ thực hiện phong trào Hồi giáo nói trên cùng tổ chức al-Qaeda và Anh em Hồi giáo ở Syria hồi năm 2012 là “quyết định rất duy ý chí”.
“Tôi không hề biết rằng họ (Chính phủ Mỹ) để mặc các tổ chức này hoành hành như vậy ở Syria. Tôi cho rằng họ đã quyết định như vậy dù đó là quyết định rất duy ý chí”, ông Flynn nói.
Nga- Mỹ “nhìn nhận rất giống nhau” trong vấn đề Syria
Chính vì vậy, theo phóng viên Lauria, việc Washington không muốn thiết lập một liên minh với Nga để chống IS và al-Qaead là không có gì đáng ngạc nhiên. Hơn thế nữa, Chính phủ của Tổng thống Obama đã nhiều lần tìm cách cáo buộc Nga đã tấn công vào “phe đối lập ôn hòa” tại Syria.
“Washington chưa bao giờ thôi cáo buộc Tổng thống Nga Putin đang tìm cách tái thiết lại “đế chế Xô viết và giành lấy Trung Đông từ Mỹ. Một cáo buộc đậm tính áp đặt tham vọng đế quốc của mình cho nước khác”, phóng viên Lauria nhấn mạnh.
Phóng viên Lauria cho biết, để tháo gỡ “nút thắt Gordia” [một ẩn dụ về một loại nút thắt gần như không thể tháo gỡ được-ND] về sự chia rẽ về chính trị và sắc tộc tại Trung Đông thì các cuộc đàm phán về hòa bình tại Syria sẽ đóng vai trò then chốt.
Ngày 27/1, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura đã phát đi lời mời chính thức cho các nhóm tham gia cuộc đàm phán diễn ra ngày 29/1 và kéo dài trong vòng 6 tháng này.
Nhà báo Mỹ Laura Rozen viết trên tờ Al-Monitor rằng: “Bất chấp những bất đồng còn tồn tại, lộ trình cho cuộc đàm phán này đã được vạch ra và sẽ bao gồm các vấn đề như thiết lập một Chính phủ mới, một Hiến pháp mới và cả các cuộc bầu cử mới tại Syria cũng như việc đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện nhằm tạo điều kiện để việc viện trợ nhân đạo có thể diễn ra tại quốc gia Trung Đông này”.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura cũng khẳng định: “Dù vẫn còn những nguy cơ và căng thẳng về chính trị nhưng những nguy cơ và căng thẳng này đã được chúng tôi tính đến. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, mục tiêu của chúng tôi là rất rõ ràng, sẽ không có bất kỳ điều kiện nào được đưa ra ít nhất là cho đến khi cuộc đàm phán diễn ra. Tất cả vẫn còn đang để ngỏ.