TheoSputnik News, điều này là bởi, phương Tây đang trong cơn “khát dầu” và với vị thế địa chính trị được coi là cửa ngõ kết nối Trung Đông và châu Âu của mình, Thổ Nhĩ Kỳ có thể giúp thỏa mãn cơn khát này.

Nhờ việc ủng hộ IS cùng hàng loạt tổ chức khủng bố khác như Ahrar al-Sham và al-Nusra ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có thể kiếm lợi lớn từ việc mua lậu dầu mỏ từ chúng và bán sang châu Âu.

mo_dau_sudj.jpg
Một mỏ dầu của IS tại Syria. Ảnh AP

Tài trợ, để phiến quân IS tràn vào Syria

Nhà báo điều tra kỳ cựu của Anh Nafeez Ahmed đã tiết lộ, Thổ Nhĩ Kỳ đã “đi đêm” với rất nhiều nhóm Hồi giáo thánh chiến ở Syria, trong đó có IS và dù biết rõ điều này, nhiều nước châu Âu vẫn “làm ngơ”.

Sau vụ khủng bố kinh hoàng đêm 13/11 tại Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên chiến với IS và công bố kế hoạch tăng cường sức mạnh của lực lượng an ninh và cảnh sát Pháp.

Trong bài viết gần đây của mình trên tờ Insurge Intelligence, nhà báo Amed nhận định: “Việc IS tiến hành hàng loạt vụ tấn công khủng bố khiến ít nhất 129 người thiệt mạng và hơn 352 người bị thương ngay tại trái tim của châu Âu đánh dấu một sự thay đổi lớn trong việc đối phó với những nguy cơ khủng bố.

Tuy nhiên, lời tuyên chiến quyết liệt của ông Hollande với bọn khủng bố lại không hề đề cập đến một nhân tố đóng vai trò then chốt giúp chúng lớn mạnh như ngày hôm nay: sự tài trợ của các quốc gia”.

Nhà báo Amed cáo buộc rất nhiều hộ chiếu Syria được tìm thấy tại hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Paris “đều là giả mạo và được làm giả ở Thổ Nhì Kỳ”, như cảnh sát Pháp thừa nhận.

Cũng theo nhà báo Ahmed, bản thân truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra thông tin rằng, có tới hơn 100.000 hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ giả mạo được cấp cho các phiến quân IS.

Phiến quân IS hoành hành được ở Syria và Iraq và có thể tiến hành cuộc khủng bố ở Paris là nhờ  hỗ trợ của một số quốc gia. Ảnh Reuters

Nhà báo nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng uy tín quốc tế của hãng tin Sky News Stuart Ramsay cũng chia sẻ quan điểm này với người đồng nghiệp Ahmed và cho biết, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ chính là những người đã “chứng thực hộ chiếu” cho những tay súng của IS tại các đồn biên phòng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria.

Cung cấp vũ khí, đạn dược, mua dầu lậu từ IS

Không những thế, có những bằng chứng rõ ràng cho thấy các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có những mối liên hệ mật thiết với các thủ lĩnh của IS.

“Một quan chức châu Âu xác nhận, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên lâu đời của NATO, không chỉ hỗ trợ cho IS mà còn nhiều tổ chức khủng bố khác nhưAhrar al-Sham và al-Nusra ở Syria".

Những nhận định mà nhà báo Ahmed đưa ra sau đó được xác nhận từ một tài liệu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị rò rỉ vào tháng 1/2015, trong đó xác nhận các cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan đến việc chuyển tên lửa, đạn pháo và vũ khí phòng không cho các nhóm khủng bố ở Syria.

Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra số liệu rằng, trong 2 năm 2013 và 2014, Ankara đã cung cấp số vũ khí trị giá ít nhất 1 triệu USD cho các tổ chức khủng bố ở Syria.

“Các loại lựu đạn, pháo hạng nặng, súng phòng không, đạn được, súng trường và nhiều loại vũ khí khác được Thổ Nhĩ Kỳ tuồn cho các nhóm khủng bố nói trên”, theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng theo Viện này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất tích cựu “mua dầu lậu” từ IS.

“Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ hơn 1 tỷ USD vào thị trường chợ đen buôn bán dầu mỏ của IS”, nhà báo Ahmed ước tính.

Chính vì vậy, không ngạc nhiên gì khi các cuộc không kích mà Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định là nhằm vào IS lại chủ yếu chỉ nhằm vào lực lượng người Kurds của Đảng Liên minh Dân chủ (YPG) và Đảng Lao Động người Kurd (PKK).

Dù được cả Nga và Mỹ coi là nòng cốt trong cuộc chiến chống IS, PKK từ lâu bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là “cái gai trong mắt”. Không chỉ PKK, YPG cũng bị Thổ Nhĩ Kỳ đối xử như vậy.

Phương Tây phớt lờ vì “khát dầu” từ Thổ Nhĩ Kỳ

Truyền thông phương Tây và nhiều hãng tin độc lập đã nhiều lần lên án thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, giới chức phương Tây hầu như không đếm xỉa gì đến những bằng chứng mà truyền thông cung cấp.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ 

Recep Tayyip Erdogan . Ảnh AFP

“Thay vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ lại được tưởng thưởng cho việc liên minh với chính những kẻ gây ra vụ thảm sát ở Paris đêm 13/11. Chỉ một tháng trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề nghị EU cần sớm kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ và cung cấp quy chế miễn thị thực vào châu Âu cho người Thổ”, nhà báo Ahmed nói.

Theo nhà báo này, điều trớ trêu trong việc này chính là IS đang được tài trợ bởi những nước thuộc liên minh do Mỹ đứng đầu tham gia cuộc không kích chống IS.

“Nói cách khác, IS là một tổ chức được các quốc gia thân phương Tây trong thế giới Hồi giáo tài trợ và rồi các quốc gia này lại thành lập liên minh chống IS”, nhà báo Ahmed nêu rõ.

Chính vì thế, sẽ là ngây thơ nếu tin rằng, giới lãnh đạo Washington không biết gì về việc này. Trên thực tế, họ không muốn can thiệp vào tình hình hiện nay vì điều này có lợi cho họ. Cái lợi ở đây không gì khác chính là nguồn dầu mỏ và khí đốt lớn từ Trung Đông.

Washington và đồng minh NATO muốn duy trì quyền kiểm soát đối với toàn bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Trung Đông. Trong việc này, Thổ Nhĩ Kỳ được phương Tây coi là một cửa ngõ quan trọng để tiếp cận trong khi chính thể của Tổng thống Syria Bashar al- Assad được coi là hòn đá tảng ngăn cản tham vọng của phương Tây.

Nhà báo này kết luận: “Chúng ta không cần phải nghi ngờ về động cơ của những nhà lãnh đạo phương Tây của chúng ta, những người dù có thông tin này từ nhiều năm qua vẫn nói dối chúng ta.

Thậm chí, ngay cả khi vụ tấn công ở Paris vẫn chưa hết nhức nhối, họ vẫn giả vờ rằng họ đang tiêu diệt lũ khủng bố điên cuồng mà trên thực tế được chính họ cung cấp tài chính và vũ trang”./.