Một nhóm các nhà khoa học Mỹ ngày 22/8 cho biết, họ đã chế tạo thành công chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới với độ sai lệch ít hơn 2 phần 10 mũ 18 (2/1 quintillion) - tức là phải 1 tỷ tỷ năm chiếc đồng hồ này mới chạy chậm gần 2 giây.

Chiếc đồng hồ này được các nhà khoa học Mỹ chế tạo từ nguyên tố Ytterbium bằng cách sử dụng 10.000 nguyên tử đất hiếm được làm mát xuống 10 phần triệu của 1 độ và để trong một hàng rào quang học làm bằng ánh sáng laser. Khác với những chiếc đồng hồ cơ học sử dụng chuyển động để đo thời gian, đồng hồ nguyên tử quang học sử dụng tín hiệu điện từ của ánh sáng được phát ra từ một tần số chính xác để di chuyển các elếchtrôn electron trong nguyên tử caesium. Nhà vật lý Andrew Ludlow thuộc Viện nghiên cứu tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST) cho biết, chiếc đồng hồ này và có thể được ứng dụng vào các hệ thống định vị, từ trường và đo nhiệt độ thay vì chỉ sử dụng để đo đếm thời gian.

Cũng với nguyên lý tương tự của đồng hồ nguyên tử quang học, năm 2001, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ đã từng tuyên bố chế tạo thành công chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới với sai số 1 giây trong khoảng 15 tỷ năm./.