Ngày 29/5, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã có cuộc họp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) thảo luận các biện pháp tốt nhất để chống bạo lực, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
 
canh_sat_quoc_te_bsua.jpg
Logo cảnh sát quốc tế (ảnh: vcu)

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi thế giới giải quyết nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan, hối thúc sự đoàn kết và hợp tác hơn nữa của cộng đồng quốc tế.

Ông Ban nói: “Việc tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế là yếu tố quyết định thành công. Điều này bao gồm luật nhân quyền quốc tế, luật tị nạn và luật nhân đạo quốc tế. Một khi các nỗ lực chống khủng bố bỏ qua các quy định của pháp luật, vi phạm các quyền cơ bản thì sẽ không chỉ đi ngược lại các giá trị có sẵn mà còn tiếp tay cho bạo lực và chủ nghĩa cực đoan phát triển. Đã có hơn 25.000 chiến binh khủng bố nước ngoài đến từ hơn 100 quốc gia đã đến Syria, Iraq, Afghanistan, Yemen và cả Libbya. Trước thực trạng này, không có nước nào có thể giải quyết thách thức này một mình được”.

Ông Jürgen Stock, Tổng thư ký Interpol cho rằng việc chia sẻ thông tin về tội phạm giữa lực lượng an ninh các quốc gia giữa quốc gia là rất quan trọng trong cuộc chiến đầy chống khủng bố đầy cam go hiện nay. Thời gian qua, Interpol giúp nhiều nước xác định thông tin của gần 5.000 chiến binh hoạt động tại nước ngoài, đồng thời cung cấp cho các nước sở tại những thông tin vô giá liên quan.

Ngoại trưởng Litva, quốc gia đang đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng "không một quốc gia nào có thể miễn nhiễm với chủ nghĩa cực đoan hay các mối đe dọa khủng bố. Chờ cho đến khi xảy ra thì sự việc đã trở thành vô cùng tồi tệ". Còn Bộ trưởng Nội vụ Mỹ thì cho rằng để ngăn chặn dòng chảy các chiến binh nước ngoài đòi hỏi một cách tiếp cận mới. Đó là phải cắt đứt nguồn viện trợ, tuyển dụng cho khủng bố, đồng thời khuyến khích từ bỏ tư tưởng cực đoan, bạo lực.

Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc hiện có hơn 25.000 chiến binh nước ngoài từ hơn 100 quốc gia đang chiến đấu cho Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda. Trong số đó có 22.000 tay súng thánh chiến nước ngoài đang hoạt động tại Syria và Iraq, 6.500 ở Afghanistan và hàng trăm chiến binh khác đang hoạt động ở Yemen, Libya, Pakistan và Somalia./.

>> Xem thêm: IS đe dọa “nhuộm đen” Syria và Iraq