Ngày 15/4/1945, những người lính đồng minh Nga, Anh và Mỹ đã phát hiện cảnh tượng khủng khiếp nhất trong Thế chiến II tại trại tập trung Bergen-Belsen. Cho đến thời điểm đó, nhiều trại tập trung đã được giải phóng, bao gồm cả trại Auschwitz, nhưng trong số đó, Bergen-Belsen để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng những người lính đã khám phá ra trại. Một số cựu chiến binh vẫn còn ám ảnh về cảnh tượng kinh hoàng từ 80 năm trước.
Tại mỗi trại, luôn có một nhiếp ảnh gia do quân đội Mỹ cử để ghi lại những gì đã thấy nhằm báo cáo chi tiết hơn cho các sĩ quan chỉ huy cao hơn ở bên kia đại dương. Ban đầu, vào năm 1940, Bergen-Belsen được thành lập như một trại tù binh chiến tranh nơi hầu hết những người lính đồng minh đầu hàng đều được gom lại. Năm 1943, lính SS quyết định biến nó thành trại tử thần.
Hầu hết các tù nhân được đưa đến đây là từ các trại tập trung khác không có đủ chỗ để chứa. Một số tù nhân được chuyển đến Bergen-Belsen như "cuộc hành quân tử thần" nhằm mục đích giết người từ từ và đau đớn. Năm 1945, khi lực lượng đồng minh đang đẩy lùi quân Đức, quân SS đã được lệnh giết càng nhiều tù nhân càng tốt trước khi quân đồng minh phát hiện ra trại.
Người đầu tiên chứng kiến nổi khiếp đảm
Trung úy John Randall là người đầu tiên tiếp xúc với các tù nhân tại Bergen-Belsen và chứng kiến những hành động tàn bạo. Trong cuốn sách xuất bản có tựa đề “Quý ông cuối cùng của SAS: Lời chứng cảm động từ sĩ quan Đồng minh đầu tiên tiến vào Belsen cuối Thế chiến II”, Randall đã giải thích rất chi tiết về nỗi kinh hoàng mà ông đã trải qua ngày hôm đó. Randall là một người lính dày dặn kinh nghiệm và vào năm 1945, là một thành viên của lực lượng đặc nhiệm của SAS (Special Air Service - SAS).
Tuy nhiên, ngay cả được đào tạo chuyên ngành và ngần ấy năm kinh nghiệm, ông đã quá ngỡ ngàng với những gì đã thấy khi bước vào trại tập trung Bergen-Belsen, như ông đề cập trong cuốn sách của mình. Viên sĩ quan trẻ tuổi của SAS chỉ huy một đội nhỏ những người lính đầu tiên của mặt trận phía Tây. Khi nhìn thấy những cánh cổng kim loại của trại, ông nghĩ đó là lối vào một nông trại lớn. Bergen-Belsen nằm ở phía bắc nước Đức và quân Đồng minh phát hiện ra nó một cách hoàn toàn ngẫu nhiên mà họ đã tình cờ đến được vị trí đó theo một con đường uốn cong vào một khu rừng tối màu của thông và bạch dương nhạt.
Bị hấp dẫn, Randall ra lệnh cho viên hạ sĩ của mình quay chiếc xe Jeep sang trái. Randall nhìn thấy hai tên lính SS không được trang bị vũ khí dường như không quan tâm đến sự hiện diện của những người lính đồng minh. Họ biết tiếng Anh khá tốt và nói với Randall rằng họ đã bị bỏ lại phía sau và trong trường hợp đó, họ không còn hy vọng cũng như hào hứng và nhuệ khí để chống lại cuộc chiến nên họ đã chờ đợi đồng minh, chờ đợi số phận của họ dù nó có thể hẩm hiu.
Những gì nhìn thấy đã khiến Randall hối hận vì đã được sinh ra trên thế gian này. Càng đi sâu vào trại, họ thấy ngày càng nhiều xác chết. Không lâu sau đó, họ đã được tiếp cận bởi một số người còn sống sót, những người cực kỳ suy dinh dưỡng với cơ thể gầy trơ xương, màu da nhợt nhạt và khuôn mặt vô cảm. Những người sống sót cầu xin những người lính Đồng minh giúp đỡ nhưng không thể cung cấp vì họ không có nguồn cung cấp. Randall cố gắng nói vài lời và khuyên những người sống sót hãy đợi, một đoàn quân tiếp viện sẽ đến...
Địa ngục trần gian
Trong trại, có khoảng 80.000 xác chết và 13.000 tù nhân khác đã chết trước đó do tình trạng sức khỏe không tốt. Hầu hết những người sống sót được tìm thấy trong các túp lều, tập trung lại với nhau và thỉnh thoảng kiểm tra nhau xem có còn thở hay không. Mùi và bầu không khí xung quanh khác với thế giới này. Chỉ có những bức ảnh hiếm hoi mới được giải mật gần đây mới có thể diễn tả được địa ngục trần gian này.
“Người chết và người sắp chết nằm gần nhau. Tôi băng qua xác chết này đến xác chết khác, cho đến khi tôi nghe thấy một giọng nói phía trên đang rên rỉ nhẹ nhàng. Tôi đã tìm thấy một cô gái - một bộ xương sống. Không thể đoán tuổi của cô ta, vì cô ta thực tế không còn tóc trên đầu, và khuôn mặt của cô ấy chỉ là một tờ giấy da màu vàng, với hai lỗ trên đó làm mắt” (lời của Hạ sĩ Ian Forsyth).
Một số người sống sót quá yếu đến nỗi những người khác đã chết đè lên họ mà họ không thể di chuyển những thi thể đó, cũng như không có đủ sức để kêu cứu. Một số người sống sót có thể đã bị chôn sống cùng với những người khác. Bất chấp số lượng lớn người bị sát hại tại trại Auschwitz, nạn tàn sát tại trại này được cảm nhận vẫn nhiều nhất, đơn giản vì đây là nơi có khối lượng xác chết lớn nhất được tập trung tại một nơi trong suốt cuộc chiến.
Hầu hết các bức ảnh được chụp tại Bergen-Belsan về xác chết đều được thực hiện bởi Charles Martin King Parsons, một thành viên cùng một đội SAS. Những bức ảnh chưa từng được biết đến trước đó cho đến năm 2015, khi cháu trai của ông tên là Tom Marshall quyết định công bố những bức ảnh sau khi người cháu tìm thấy chúng bên trong một chiếc hộp cũ, nơi Parsons cất giữ kỷ vật của mình từ thời chiến tranh.
Bergen-Belsan là một trong số rất ít trại tập trung mà quân Đồng minh đã thiêu rụi, nhưng nó là cách duy nhất để xóa đi một số ký ức khủng khiếp. Ngay sau khi tất cả những người chết đã được chôn cất và tất cả những người sống sót đã được giải thoát, quân đội Anh đã đốt tất cả các túp lều của trại.
Bergen-Belsan có thể là một trong những trại tập trung cuối cùng được phát hiện, nhưng nó chắc chắn đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Đây là thời điểm mà thế giới thực sự hiểu được ý nghĩa của nạn tàn sát và sự xấu xa do hệ tư tưởng bệnh hoạn của Hitler mang lại. Bất chấp những cuộc chiến tranh trước đây trong lịch sử loài người có kinh khủng như thế nào, không gì có thể so sánh với địa ngục được tạo ra tại Bergen-Belsan./.