Người dân Litva (nước thành viên của Liên Xô) tụ tập ở thủ đô Vilnius vào ngày 12/1/1990 để đòi tách khỏi Liên Xô. Litva là nước cộng hòa Xô viết đầu tiên tuyên bố độc lập. Ảnh: Getty. |
Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev (giữa) đang nói chuyện với cư dân Vilnius, Litva, vào ngày 11/1/1990 trong một nỗ lực làm chậm lại quá trình ly khai của nước cộng hòa này. Ảnh: AP. |
Binh lính Xô viết đang kiểm tra các vũ khí tịch thu từ một tổ chức dân quân địa phương ở Kaunas, Litva vào ngày 26/3/1990. Tổng thống Gorbachev ra lệnh cho các công dân Litva giao nộp vũ khí cho giới chức Liên Xô. Ảnh: AP. |
Vào ngày 27/4/1990, Litva bước vào ngày thứ 10 hứng chịu lệnh phong tỏa kinh tế do chính quyền trung ương Liên Xô áp đặt. Ảnh: AP. |
Một người biểu tình Litva chạy phía trước một xe tăng của quân đội Liên Xô khi lực lượng này nỗ lực giành quyền kiểm soát đối với đài Phát thanh và Truyền hình Litva. Ảnh: Getty. |
Phong trào nổi loạn đòi ly khai cũng xảy ra ở cộng hòa Xô viết Azerbaijan. Trong ảnh, một đám đông đang cản đường một đoàn xe thiết giáp Liên Xô gần Ganja, Azerbaijan vào ngày 22/1/1990. Ảnh: AP. |
Lực lượng ly khai đối mặt với hàng rào binh sĩ của Bộ Nội vụ phía trước trụ sở Đảng Cộng sản Tajikistan ở thủ đô Dushanbe vào ngày 15/1/1990. Giới chức Xô viết phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong thành phố này. Ảnh: RIA. |
Xe tăng Liên Xô đỗ gần một lối vào điện Kremlin trên quảng trường Đỏ sau khi xảy ra vụ đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Gorbachev vào ngày 19/8/1991. Cuộc đảo chính vấp phải sự kháng cự của Boris Yeltsin, khi đó là lãnh đạo của nước cộng hòa Xô viết Nga. Ảnh: AFP. |
Các thủ lĩnh của cuộc đảo chính tháng 8/1991: (từ trái qua) Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Boris Pugo, Phó Tổng thống Liên Xô Gennady Yanayev và Phó Chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Quốc phòng Liên Xô Oleg Baklanov. Họ có mặt tại một cuộc họp báo hôm 19/8/1991. Ảnh: Getty. |
Tổng thống Liên Xô Gorbachev phát biểu trong một đoạn băng thu ngày 19/8/1991, ngày thứ 2 ông bị lực lượng đảo chính giam giữ. Ông ta bị thay thế bằng Gennady Yanayev. Ảnh: NBC TV. |
Một đám đông của phe “dân chủ” bu lấy một xe thiết giáp chở quân của phe đảo chính. Vài người còn trèo lên xe này để cản trở nó tiến về quảng trường Đỏ, vào ngày 19/8/1991. Ảnh: AP. |
Một người biểu tình đang tranh cãi với một quân nhân Liên Xô vào cuối ngày 20/8/1991 khi chiếc xe thiết giáp này án ngữ lối vào trung tâm Moscow. Ảnh: AFP. |
Tổng thống Gorbachev có mặt tại trụ sở Quốc hội Liên Xô ngay sau khi thoát khỏi tình trạng bị quản thúc trong cuộc đảo chính tháng 8/1991. Ảnh: EPA. |
Sau cuộc đảo chính ở Moscow, chính quyền Litva quyết định giải tán chi nhánh cơ quan an ninh-tình báo KGB ở địa phương. Trong ảnh, một nhân viên KGB (phải) nộp vũ khí cho một quan chức Litva trước khi rời trụ sở KGB địa phương. Ảnh: Getty. |
Một phần tử ly khai Chechnya siết chặt nắm đấm thể hiện sự phấn khích trước đám đông tập hợp ở Grozny vào ngày 14/11/1991 để ăn mừng việc quân đội Liên Xô rút khỏi nước Hồi giáo này. Ảnh: AP. |
Công dân nước cộng hòa Xô viết Ukraine tham gia trưng cầu ý dân về việc tách khỏi Liên Xô, tại đại sứ quán Ukraine ở Moscow vào ngày 1/12/1991. Ảnh: AP. |
Quốc kỳ búa liềm của Liên Xô tung bay trên nóc điện Kremlin vào tối Thứ Bảy, ngày 21/12/1991. Vào tối 25/12 năm đó, lá cờ này được hạ xuống lần đầu tiên và được thay bằng quốc kỳ Nga. Liên Xô chính thức giải thể vào ngày 26/12/1991. Ảnh: AP. |
Một gia đình ở Moscow theo dõi Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đọc diễn văn từ chức trên truyền hình nhà nước vào ngày 25/12/1991, khi mà Liên Xô trên thực tế đã tan rã từ trước đó, do các nước thành viên đã lần lượt tách ra. Ảnh: AP. |