Một nhóm các nhà khoa học Argentina mới đây cho biết, họ đã phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú có niên đại 94 triệu năm tại vùng bán hoang mạc Patagonia thuộc tỉnh Rio Negro, miền Nam Argentina.

Theo các nhà khoa học, 2 cá thể vừa được tìm thấy thuộc họ động vật ăn thịt khá hiếm, chưa từng được biết đến từ trước đến nay và hiện đã tuyệt chủng.

Loài động vật có vú này, được đặt tên khoa học là Cronopio, sống từ cách đây 94 triệu năm ở cuối kỷ Phấn Trắng. Cronopio có hình dạng gần giống loài chuột, dài khoảng 10-14 cm, có hộp sọ lớn nhưng mõm rất nhỏ với hai răng nanh sắc nhọn và dài bất thường.

Việc tìm thấy mẫu hóa thạch này giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ hơn bức tranh về thế giới cổ sinh học hàng chục triệu năm về trước. Trong kỷ Phấn trắng ở Nam Mỹ, giới khoa học biết đến sự tồn tại của khủng long trong khoảng 130 triệu năm và động vật có vú là 65 triệu năm về trước.

Cách đây 95 triệu năm, Cronopio là một khu vực cận nhiệt đới và là nơi sinh sống của các loài khủng long ăn thịt và ăn cỏ, cá sấu cạn và rắn có chân. Thời kỳ này, hành lang Andes chưa được hình thành và Nam Mỹ nối liền Nam Cực trải dài đến Australia./.