"End Floating” của Saeed Mohammadzadeh, người Iran. Trong ảnh là một con tàu giữa khu vực dày đặc muối ở Hồ Urmia ở Iran. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng hạn hán, làm tăng tốc độ bay hơi trong nước. Hồ cũng đang chịu tác động của các giếng bất hợp pháp và sự gia tăng của các đập và các công trình thủy lợi làm cho nó bị co lại. Với độ mặn lớn là 340g /lít, hồ nước này mặn gấp 8 lần nước biển. |
Bức ảnh “Hạn hán” của Chinmon Biswas, Ấn Độ. Trong ảnh, một cậu bé ngồi trên mảnh đất nứt nẻ và từng mảng đất bị bóc ra do hạn hán. |
Một người phụ nữ và cô con gái nhỏ của cô đứng bên cạnh đồ đạc hư hỏng thu nhặt từ đống đổ nát ngôi nhà của họ ở Sarpol-e Zahab. Tòa nhà dân cư Mehr bị tàn phá sau trận động đất hồi năm 2017 khiến hơn 600 người thiệt mạng. Bức ảnh của tác giả người Iran Younes Khani Someeh Soflaei đoạt giải thưởng môi trường xây dựng. |
Bức ảnh một công nhân đang bó lau sậy của tác giả Ummu Kandilcioglu, người Thổ Nhĩ Kỳ, giành giải thưởng về tính bền vững trong thực tế. |
“Hạnh phúc ngày mưa” của Fardin Oyan, người Bangladesh. Nhiều trẻ em ở Bangladesh thích tắm và chơi trong mưa. Đất nước Bangladesh nằm ở vùng thấp của đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra khổng lồ thường phải hứng chịu các trận lũ lụt, đặc biệt trong mùa mưa. |
“Cuộc sống trôi nổi trên dòng sông ô nhiễm” của Tapan Karmaker. Trong ảnh, một người bán dưa hấu nằm trên thuyền của mình trong khi con thuyền trôi dạt trên dòng sông Burigongga bị ô nhiễm nặng nề ở Dhaka, Bangladesh. |
“Boulmigou: Thiên đường của những trái tim bị lãng quên” (Boulmigou: The Paradise of Forgotten Hearts) của Antonio Aragón Renuncio. Trong bức ảnh, trẻ em chơi với lốp xe cũ. Những chiếc lốp xe này có thể sẽ bị đốt cháy, làm nóng đá bên dưới và khiến đá dễ vỡ hơn trong mỏ đá Boulmigou bị ô nhiễm ở Ouagadougou, Burkina Faso. Hậu quả rất khủng khiếp: hỏa hoạn, bệnh hô hấp, ô nhiễm nước ngầm và thậm chí gây tử vong. |
“Not in My Forest”, tạm dịch “Không phải trong khu rừng của tôi”, nhiếp ảnh gia Calvin Ke. Một chú khỉ đuôi lợn phía Nam ôm chặt một chai nhựa trong môi trường sống tự nhiên nguyên sơ của nó ở Borneo, Malaysia. |
“Cuộc sống đô thị ở Singapore” của tác giả Thigh Wanna. Khoảng 80% dân số Singapore sống trong các khu nhà cao tầng. Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề đáng lo ngại do thiếu sự chăm sóc sức khỏe đầy đủ ở nhiều nơi trong khu vực. |
Bức ảnh “Cứu Rùa” của nhiếp ảnh gia Jing Li. Trong bức ảnh, một người đàn ông đang cố gắng giải cứu một con rùa bị mắc kẹt do ô nhiễm. |