Theo ông Heri Andreas, trưởng bộ phận nghiên cứu thảm họa, Viện công nghệ Bandung cho biết, dữ liệu từ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu cho thấy có siêu lượng tích tụ phía Nam đảo Java có thể gây ra trận động đất lên đến 9 độ và kéo theo một cơn sóng thần cao 20m. Hiện tượng siêu lượng này đang ở cuối một chu kỳ, do đó, động đất, sóng thần có thể bất kỳ khi nào trong tương lai không xa. 

Đối với khu vực thủ đô Jakarta, kết quả mô hình cho thấy động đất, sóng thần có thể ảnh hưởng đến bờ biển Jakarta, gây ra sóng thần cao từ 1 đến 1,5m tại khu vực này. Mặc dù gây ra sóng thần không lớn tại đây song hiện nay bờ biển Jakarta đã ngập sâu dưới biển đến 2m, nếu kết hợp với thủy triều dâng có khả năng sẽ xảy ra cơn sóng thần lớn hơn. Theo mô hình sóng thần của Viện công nghệ Bandung, cơn sóng thần có thể sẽ tràn vào khu phố cổ nằm phía Tây Jakarta và chạm đến Phủ Tổng thống.

Mô hình sóng thần của viện nghiên cứu Bandung cũng trùng với kết quả nghiên của của Cơ quan giảm nhẹ động đất và sóng thần Indonesia. Ông Daryono, người đứng đầu cơ quan cho biết, theo mô hình, sóng thần sẽ đến bờ biển Jakarta 3 giờ sau trận động đất khoảng 8,7 độ.

Các chuyên gia nhấn mạnh các tuyến kè ven biển ở Jakarta đóng một vai trò rất quan trọng, không chỉ để ngăn chặn lũ lụt do thủy triều mà còn để bảo vệ Jakarta khỏi các cơn sóng thần. Hiện nay, việc xây dựng bờ kè ở Jakarta với chiều dài 33 km mới chỉ được hoàn thành 1/3. Ông kêu gọi các bên hỗ trợ chính phủ đẩy nhanh quá trình này để kịp thời đối phó với thảm họa có thể đến bất kỳ khi nào./.