Sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh dịch đậu mùa khỉ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân nhóm các quốc gia theo mức độ lây nhiễm để từ đó có các khuyến cáo về phòng chống dịch. Vậy với Việt Nam hiện nay, việc cần làm là gì để giám sát, kiểm soát các ca bệnh? Bê cạnh đó, công tác tiêm phòng cần triển khai như thế nào? Để tìm hiểu về nội dung này, phóng viên VOV phỏng vấn TS Socorro Escalante-Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.
TS Socorro Escalante:Khi công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu thì Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên kịch bản mà các quốc gia gặp phải tùy theo tình trạng đó là gì, đầu tiên với các nước chưa từng ghi nhận bệnh nhân đậu mùa xuất hiện. Đối với các quốc gia này, chúng tôi đưa ra các khuyến cáo tạm thời, như Việt Nam có thể xử trí và ứng phó nếu ở nhóm này, và thực tế Việt Nam chưa ghi nhận bệnh nhân đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày qua.
Chúng tôi cũng đã khuyến nghị như sau: Chúng ta cần phối hợp, kích hoạt ngành y tế để tăng cường khả năng sẵn sàng, như đã thấy hoạt động Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Bộ Y tế cần cần chủ động để kích hoạt, cần thiết có sự tham gia liên ngành để triển khai, điều chỉnh tăng cường giám sát, tăng cường các labor, tăng cường các hoạt động truyền thông nguy cơ, cập nhật hướng dẫn lâm sàng, nâng cao nhận thức về sự lây truyền của đậu mùa khỉ để có biện pháp phòng bệnh, bảo vệ cộng đồng đồng thời nhận diện dấu hiệu và triệu chứng ở cộng đồng có nguy cơ cao.
TS Socorro Escalante:Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam tăng cường hệ thống giám sát bệnh nói chung và đặc biệt tăng cường hệ thống giám sát bệnh dịch đậu mùa khỉ nói riêng. Chúng ta cần tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân và người dân cần biết rõ nguy cơ lây lan bệnh từ người sang người, từ động vật sang người, đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng vào trong hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân.
Chúng tôi cũng khuyến cáo cần tăng cường chia sẻ thông tin cập nhật cho người dân để người dân biết được các biện pháp phòng bệnh cũng như bảo vệ khi dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.
TS Socorro Escalante:Theo khuyến cáo những cá nhân đã mắc bệnh và đã tiếp xúc với người mắc bệnh không nên đi du lịch quốc tế. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần áp dụng các biện pháp liên quan đến việc đi lại quốc tế của nhóm cụ thể nào đó hoặc dân số nói chung và khuyến khích các quốc gia tuân thủ các khuyến cáo tạm thời như sau: Sẵn sàng và đáp ứng, giám sát và xét nghiệm, phát hiện và đào tạo, nâng cao nhận thức và có sự tham gia của cộng đồng và cuối cùng là báo cáo.
Khi áp dụng các biện pháp được khuyến cáo như thế này cộng với các công cụ hiện nay đã có cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của các bên giai đoạn này, virus sẽ hoàn toàn có thể được kiểm soát.
TS Socorro Escalante: Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến cáo tổ chức tiêm chủng đại trà cho người dân đối với bệnh đậu mùa khỉ. Thực tế một số vaccine phòng ngừa đậu mùa khỉ đã được đăng ký lại để được phép sử dụng trong trường hợp tiêm chủng cần phải được thực hiện.
Tuy nhiên chúng tôi đưa ra các khuyến cáo rằng, việc tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ có thể được tiến hành cho các nhóm đối tượng như sau: Đối với người đã tiếp xúc người bệnh thì chúng ta có thể tiêm phòng sau phơi nhiễm. Đối với trường hợp hỗ trợ người bị mắc bệnh chúng ta cần tổ chức tiêm chủng chủ động cho các đối tượng để phòng ngừa lây lan sang họ.
Các đối tượng đó chính là nhân viên y tế, nhân viên làm tại các phòng xét nghiệm chủ động phòng ngừa bệnh Tuy nhiên dựa trên rủi ro và đánh giá lợi ích hiện nay cộng với thực tế virus này cũng không lây lan một cách dễ dàng, bệnh này cũng có thể tự khỏi nên khuyến cáo chúng ta không cần tiêm chủng đại trà ở thời điểm này.
Tất cả quy định liên quan đến việc tiêm chủng đậu mùa khỉ cần đưa ra, thông qua quá trình dựa trên các đặc điểm lâm sàng, dựa trên quá trình đánh giá chung giữa lợi ích và rủi ro, giữa các cơ sở y tế cũng như dựa trên đặc điểm của vaccine và nó cũng được thực hiện dựa trên từng trường hợp.
PV: Xin cám ơn bà!./.