Bức ảnh này ghi lại khoảng khắc ở London năm 1940, thời điểm Thế chiến 2 đã nổ ra được một năm và nước Anh cũng đã tuyên chiến với nướcĐức Quốc xã.

anh_ky_la_phi_cong_phat_xit_duc_lppn.jpg
Bức ảnh ở khu vực tàu điện ngầm London năm 1940. Ảnh: military-history.

Trong ảnh, 2 phi công mặc quân phục của lực lượng không quân phát xít Đức đi bên trong hầm tàu điện ngầm ở thủ đô London. Một người là hạ sĩ, người còn lại là trung úy. Họ cuốc bộ với vẻ ung dung tự tại, tay đút trong túi quần.

Hai nam giới đều trẻ, bờ vai rộng, ngoại hình điển trai, ăn mặc gọn gàng. Thậm chí người đàn ông thứ 2 như đang chu môi huýt sáo đầy thảnh thơi.

Hai người bị áp giải nhưng không hề bị còng tay, cũng chẳng có dấu hiệu nào về mức độ an ninh cao. Chỉ có môt quân nhân Anh dáng điệu lính văn phòng cầm xấp giấy tờ và không có vẻ gì là căng thẳng cả.

Điều thú vị nhất là phản ứng ngạc nhiên của những người dân bên trong ảnh.

Một quý ông có tuổi mặc com-lê đội mũ phớt có vẻ như đã quay lại, há miệng nhìn 2 quân nhân Đức Quốc xã và tự hỏi: “Cái quái gì thế nhỉ? Người Đức ư? Đi tàu điện ngầm?”

Một nam giới thứ 2 thì liếc xéo phi công Đức qua vai của quý ông trên. Đôi mắt của anh này mở to đầy biểu cảm.

Các phi công này có thể là các tù binh Đức đầu tiên trên đất Anh trong Thế chiến 2, bị bắn rơi khi đang tiến hành ném bom Anh Quốc (giai đoạn 1940-1941, Đức phát động một chiến dịch không kích dài tàn phá nước Anh - ND). Nhưng hiện chưa rõ hồi đó việc chở tù binh thông qua hệ thống giao thông công cộng như thế này có phổ biến không.

Dường như có mối liên hệ kiểu cảm thông nhau giữa các phi công Hoàng gia Anh và phi công phát xít Đức (Luftwaffe).

Có thể phía Anh chủ động đối xử tốt với các phi công điêu luyện của Đức, với hy vọng nếu phi công Anh bị quân Đức bắn rơi và bắt giữ thì cũng sẽ được phía Đức đối xử như vậy./.