Theo đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 trong nguy cơ bị hủy visa (thị thực). Đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên tổng số thị thực sinh viên được cấp vẫn tăng 2% so với năm trước.
Những thay đổi trong cơ chế cấp thị thực mới được triển khai từ tháng 7/2015 bao gồm các đánh giá rủi ro quốc gia, quốc tịch của sinh viên, kết hợp với một đánh giá của nhà cung cấp dịch vụ giáo dục.
Du học sinh Việt Nam dễ bị ảnh hưởng trong quy chế thị thực mới của Australia. (ảnh minh họa: baouc.com) |
Tờ The Australiandẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Bộ Di Trú và Bảo vệ Biên giới Michaelia Cash: “Điều này sẽ có lợi cho ngành giáo dục quốc tế của Australia thông qua việc giảm các thủ tục quan liêu, một cơ chế thị thực đơn giản sẽ giúp định hướng và tiếp cận gần hơn đến một hệ thống di trú toàn vẹn”.
Chỉ riêng trong tháng 7, Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Australia đã hủy 10.949 thị thực sinh viên các nước.
Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Australia, một lý do quan trọng để nước này thực thi một số điều khoản mới trong chính sách thị thực là do nhiều điều khoản cũ quá “đơn giản”, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng “trục lợi”, chủ yếu qua hình thức du học.
Hiện nay là có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng thấp đã trục lợi bằng cách quảng cáo thu hút sinh viên nước ngoài, từ đó tạo ra những đường dây nhập cảnh theo con đường du học, cho dù chất lượng của những sinh viên nước ngoài học tại các trường này thấp hơn quá nhiều tiêu chuẩn đề ra của ngành giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục Australia Christopher Pyne tuyên bố phải loại bỏ các đại lý giáo dục “trục lợi” kiểu trên: “Chất lượng của các dịch vụ giáo dục mà Australia mang lại cho phần còn lại của thế giới là tài sản mà chúng tôi sẽ bảo vệ và nâng cao”.
“Giáo dục quốc tế là ngành mang lại doanh thu lớn thứ tư cho Australia và là một ngành dịch vụ xuất khẩu tại chỗ lớn nhất. Vì vậy việc duy trì danh tiếng của chúng tôi về chất lượng là hết sức quan trọng” ông Pyne nói.
Theo ông Quang Huy, thành viên Ban Chấp hành – Liên đoàn Di trú Australia: “3 năm trở lại đây, người Việt nói chung và du học sinh Việt Nam tới Australia tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người lại vi phạm những điều kiện tối thiểu của Bộ Di Trú và Bảo vệ biên giới để được tiếp tục ở lại Australia, chẳng hạn với du học sinh thì làm việc nhiều hơn đi học; còn nhiều người quá hạn visa mà không xin tiếp hoặc làm việc không được phép. Ngoài ra còn tình trạng “học nhảy khóa” (chuyển sang khóa học rẻ hơn), kết hôn giả… Đây là việc vi phạm Luật Di Trú Australia.
Ông Huy đưa ra khuyến cáo các du học sinh Việt nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng về các chính sách cũng như yêu cầu nhập cảnh của Australia.
Website: http://set-edu.com được xem là trang web khá đầy đủ về các kinh nghiệm du học, chương trình học bổng Australia và các thông tin du học khác dành cho du học sinh Việt muốn sang Australia./.