Đông Trùng Hạ Thảo có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps Sinensis trên cơ thể sâu non thuộc chi Thitarodes. 
Có hơn 680 dạng khác nhau gần họ hàng của loài nấm Cordyceps nhưng Cordyceps Sinensis thì chỉ có một loại duy nhất. Đây là loại Đông Trùng Hạ Thảo chuẩn, chứa thành phần hoạt chất sinh học cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu khoa học Đông y, phần thân sâu non chỉ có tác dụng nuôi dưỡng cọng nấm.
Nấm càng phát triển, càng hút hết dinh dưỡng từ sâu non, cuối cùng sâu non chỉ còn lại cái xác rỗng. Ngược lại, tất cả những thành phần dinh dưỡng đặc biệt quý giá đều nằm trong phần nấm.
dong_trung_ha_thao_aich.jpg
Khi sử dụng cả nguyên con Đông Trùng Hạ Thảo dễ có nguy cơ chứa nhiều tạp chất (từ xác sâu rỗng), thành phần hoạt chất sinh học ít nên không mang lại hiệu quả cho người sử dụng.
Đông trùng hạ thảo có thể dùng để hãm trà.
Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi khác là yarsagumba tên một loại thảo dược sinh trưởng và phát triển trên dãy núi Himalaya chạy qua biên giới giữa Nepal với Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là khu vực có địa hình đẹp nhưng được biết đến như một địa danh heo hút vào bậc nhất trên thế giới, với độ cao hơn 400m so với mực nước biển.
Mức giá "khủng" của loài "sâu-cỏ", có khi lên đến gần 1 tỷ/kg.
Loài “sâu-cỏ” này thường mọc trên vùng cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc và Vân Nam (Trung Quốc), ở độ cao so với mực nước biển từ 4000 – 5000m.
Đông trùng hạ thảo còn được mệnh danh là Viagra trên dãy Himalaya.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức, đông trùng hạ thảo trong tự nhiên đang có nguy cơ tuyệt diệt.
Theo sách dược cổ, đông trùng hạ thảo được xem như vị thuốc quý giá, bồi bổ cơ thể, có tác dụng tốt với các bệnh hen do hư phế, hư thận, liệt dương, di tinh, mỏi gối… và trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn. Đặc biệt, nó không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.
Tuy nhiên con người đã biết cách nuôi, cấy loại dược liệu đông trùng hạ thảo này trong môi trường công nghiệp.
Sự hình thành đông trùng hạ thảo.