Lễ hội Lồng Tông bản Cuống ở xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) được tổ chức vào mùng 3 Tết mở màn cho hàng loạt lễ hội tung còn của người Tày ở tỉnh miền núi này. |
“Lồng tông” trong tiếng Tày có nghĩa là “xuống đồng”. Người Tày ở Tuyên Quang thường tổ chức lễ hội ở ngoài cánh đồng để tạ ơn trời đất, thần linh và cầu cho vụ mới mưa thuận, gió hòa. |
Lễ hội Lồng tông bản Cuống được ấn định vào mùng 3 Tết. Người Tày trong vùng có tục lệ cúng gia tiên vào sáng mùng 3, sau đó đến lễ hội Lồng tông để cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. |
Ở bản Cuống, có 3 thửa ruộng “thiêng” để tổ chức lễ hội Lồng tông hàng năm. |
Thửa thứ nhất được gọi là “nà tông” – nghĩa là ruộng để mâm tông (mâm lễ). |
Thửa thứ 2 ở vị trí cao nhất được gọi là “nà khoen tổng” – nghĩa là ruộng để treo trống. |
Thửa thứ 3 rộng nhất được gọi là “nà tót còn” – ruộng để dựng cây nêu cho trò tung còn. Sau lễ hội, cây nêu này được để lại gốc đến lễ hội năm sau, khi làm lễ mới được đào lên và thay thế bằng cây nêu khác. |
Lễ vật trên mâm tồng là các sản vật của địa phương. Những quả còn bên trong chứa các hạt giống. Ở lễ hội bản Cuống, người ta chỉ được phép tung những quả còn sau khi đã được làm lễ, không được mang còn khác vào hội. |
Người tung thủng vòng nhật nguyệt trên cây nêu được cho là mang lại may mắn cho cả vùng trong năm. |
Từ cụ già… |
… trẻ nhỏ… |
…. Đến thanh niên đều háo hức với hội tung còn. Cảnh chia vui với người chiến thắng |
Ngoài tung còn, phần hội ở bản Cuống còn có nhiều trò chơi dân gian khác như leo cầu lút… |
… bịt mắt bắt vịt… |
Và giao lưu văn nghệ, thể thao đến tận chiều tối. |