Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và nguồn cung vaccine hạn chế, điều cần thiết là phải đảm bảo tất cả các liều vaccine COVID-19 được sử dụng tối ưu để bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao nhất. Trong tình hình đó, điều cần thiết là phải giảm thiểu lãng phí vaccine.
Do hạn sử dụng ngắn, một số quốc gia đã phải đối mặt với những thách thức trong việc sử dụng tất cả các liều vaccine sẵn có trước khi hết hạn sử dụng 14 ngày.
Theo hướng dẫn tạm thời của WHO, việc sử dụng dữ liệu giám sát để ước tính khả năng sử dụng vaccine trước khi hết hạn sử dụng 14 ngày, nhằm ước tính liệu các liều vaccine hiện có có thể được sử dụng hết với tỷ lệ sử dụng hiện tại ít nhất 2 tuần trước khi hết hạn hay không. Trong trường hợp này, việc đánh giá có thể giới hạn đối với các sản phẩm có hạn sử dụng là 6 tháng hoặc ngắn hơn khi hàng được chuyển đến nước nhận).
Các chỉ số giám sát sau đây được cho là cần thiết. Các cấp độ sử dụng các chỉ số sẽ phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu hành chính của quốc gia và sự phân quyền đối với việc ra quyết định.
Số lượng và phân bố các điểm tiêm chủng: Tổng số các điểm chức năng và phân bố theo địa bàn (theo cấp huyện hoặc cấp tương đương và bao gồm cả cơ sở cung cấp dịch vụ công và tư).
Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm chủng: Tần suất tổ chức các buổi tiêm chủng tại mỗi điểm (tức là hàng ngày, hàng tuần...).
Số liều vaccine trung bình được sử dụng trong mỗi buổi tại mỗi địa điểm: Số liều vaccine trung bình, lý tưởng là theo loại vaccine, được tiêm trong mỗi buổi (sử dụng giá trị trung bình cho năm buổi vừa qua).
Lượng vaccine dự trữ: Mức dự trữ cho từng sản phẩm vaccine ở cấp quốc gia, khu vực, huyện và cơ sở y tế.
Hạn sử dụng của các liều vaccine hiện có: Ngày hết hạn của vaccine, theo số lô và sản phẩm vaccine.
Tỷ lệ tiêm chủng theo kế hoạch hoàn thành trong mỗi buổi: Số liều vaccine được tiêm trong mỗi buổi tiêm tỷ lệ với số lượng tiêm chủng dự kiến trong buổi theo kế hoạch vi mô hoặc buổi tiêm. Những số liệu này sẽ cung cấp ước tính về việc tiêm phòng vắc-xin tại địa điểm. Có thể sử dụng giá trị trung bình của năm buổi tiêm gần nhất.
Mỗi bước sau đây cần được thực hiện riêng đối với từng sản phẩm vaccine và từng lô vaccine hiện có trong nước.
Bước 1. Ước tính mức sử dụng cần thiết để tiêm tất cả các liều 2 tuần trước khi hết hạn
Tính số ngày còn lại trước ngày hết hạn dựa trên hạn sử dụng được ghi trên nhãn và ngày hiện tại. Trường hợp chỉ đề ghi tháng và năm thì giả sử ngày hết hạn là ngày cuối cùng của tháng.
- Ước tính tỷ lệ sử dụng hàng ngày cần thiết để sử dụng hết vaccine trước khi hết hạn sử dụng 14 ngày theo công thức sau: Số liều vaccine còn lại+ (số ngày còn lại cho đến khi hết hạn -14)
- Ước tính tỷ lệ sử dụng hàng tuần cần thiết để sử dụng hết vaccine trước khi hết hạn 14 ngày:
- Tỷ lệ sử dụng hàng ngày x 7
Bước 2. Ước tính việc sử dụng vaccine hàng tuần hiện tại
Tính toán việc sử dụng vaccine hàng tuần tại mỗi địa điểm theo công thức sau:
- Tiêm chủng trung bình được thực hiện mỗi buổi (trung bình của năm buổi trước đó) x số buổi được thực hiện mỗi tuần
- Tính toán việc sử dụng hàng tuần trên toàn quốc: Tổng số liều vaccine được sử dụng hàng tuần tại mỗi địa điểm
Bước 3. Ước tính nếu có sự thiếu hụt trong việc sử dụng
Nếu tỷ lệ sử dụng ước tính hàng tuần cần thiết để sử dụng hết liều vaccine trước khi hết hạn (từ Bước 1) bằng hoặc thấp hơn mức sử dụng hàng tuần hiện tại (từ Bước 2), hãy tiếp tục theo dõi tỷ lệ sử dụng hàng ngày ở cấp huyện, với báo cáo hàng tuần và xem xét ở cấp quốc gia để đánh giá xem có cần thực hiện bất kỳ hành động nào để đẩy nhanh việc sử dụng hay không.
Như vậy có thể thấy, hạn sử dụng của vaccine COVID-19 được hiểu là thời hạn ấn định cho vaccine chỉ được sử dụng trước khi hết hạn sử dụng 14 ngày, mà trước thời hạn đó vaccine vẫn còn nguyên hiệu lực và độ an toàn của vaccine COVID-19 (nếu được bảo quản đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất). Do vậy đối với các loại vaccine COVID-19 cận date hạn sử dụng còn 14 ngày sẽ không được phép lưu hành trên thị trường./.