Theo chỉ đạo “nóng” của lãnh đạo Bộ GTVT, đến ngày 30/6, nhà đầu tư các trạm thu phí BOT nếu không ký hợp đồng triển khai thu phí không dừng, sẽ phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, đến hôm nay, nhiều trạm BOT vẫn chưa thực hiện.
Theo chỉ đạo “nóng” của lãnh đạo Bộ GTVT, đến ngày 30/6, nhà đầu tư các trạm thu phí BOT nếu không ký hợp đồng triển khai thu phí không dừng, sẽ phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, đến hôm nay, nhiều trạm BOT vẫn chưa thực hiện. |
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư chậm triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC-Etag) là quy định không hợp lý, buộc nhà đầu tư phải giao việc điều hành trạm thu phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
Bộ Giao thông sốt ruột, lo thu bằng vé “chưa minh bạch”
Báo cáo với Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, về các dự án thu phí BOT tự động không dừng, vừa qua, Thủ tướng đã yêu cầu tất cả trạm BOT phải chuyển sang thu phí tự động không dừng vào cuối năm 2019, Bộ GTVT đang quyết liệt đẩy nhanh tiến độ.
Cả nước hơn 100 trạm thu phí BOT, riêng Bộ GTVT quản lý 88 trạm thu phí. Tuy nhiên, việc lắp đặt làn thu phí tự động không dừng đang gặp khó. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, cả nước hơn 100 trạm thu phí BOT, riêng Bộ GTVT quản lý 88 trạm. Hiện Bộ GTVT cũng đã làm việc quyết liệt với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ, nhưng trên cả nước còn 14 tỉnh có trạm BOT do địa phương quản lý. Vì vậy, Bộ GTVT đã mời lãnh đạo các tỉnh ra làm việc, đề nghị chủ tịch tỉnh phối hợp, quan tâm nhắc nhở các dự án ở địa phương.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, “thực hiện tốt thu phí tự động không dừng sẽ là giải pháp ổn định tình hình và tạo điều kiện phát triển thêm các dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa”.
Nhắc đến chỉ thị của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT đề nghị các Bí thư, Chủ tịch tỉnh, lãnh đạo các ngành, trong đó công an tăng cường đảm bảo trật tự ATGT tại các trạm BOT.
Một điểm dán thẻ Etag gần trạm thu phí BOT QL1 (Quảng Trạch, Quảng Bình). |
“Tất cả trạm BOT có vấn đề chúng tôi xin lắng nghe và phối hợp với các địa phương để đề ra giải pháp nhằm ổn định hoạt động. Làm tốt thì sẽ có cơ hội huy động thêm nhiều nguồn vốn cho phát triển giao thông”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Ba trạm BOT sẽ bị "đóng cửa" từ 6/7 vì chậm trễ thu phí không dừng
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), dự kiến từ 12h ngày 6/7, sẽ tạm dừng thu phí tại 3 trạm BOT do không thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng triển khai thu phi tự động không dừng.
Cụ thể, ba trạm BOT chậm trễ triển khai ký kết thu phí tự động không dừng- ETC gồm trạm BOT Bắc Hải Vân, trạm BOT Cam Thịnh và trạm BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp.
Nhiều trạm BOT lớn như Pháp Vân-Cầu Giẽ cũng chưa có thu phí tự động. |
Theo Tổng cục ĐBVN, nguyên do bởi các nhà đầu tư dự án này trong quá trình làm việc bày tỏ sẽ không thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng triển khi thu phí tự động không dừng.
Do đó, Tổng cục đã thông báo cho các Cục Quản lý Đường bộ II, III và IV có phương án dự kiến từ 12h trưa ngày 6/7, sẽ dừng thu phí tại các trạm này.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ 12h trưa ngày 6/7, sẽ yêu cầu "đóng cửa" trạm BOT Bắc Hải Vân do chậm triển khai thu phí tự động không dừng. |
Trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân trên địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế, hiện đang thu phí hoàn vốn cho 2 dự án, do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả quản lý thu phí gồm dự án hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Giavà dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân. Thời gian thu phí hoàn vốn cũng được kéo dài.
Còn trạm BOT Cam Thịnh nằm trên địa bàn Cam Ranh, Khánh Hòa chính thức đi hoạt động từ ngày 20/1/2016 với mục đích thu phí hoàn vốn cho dự án BOT QL1 đoạn Km1488 - Km1525 qua tỉnh Khánh Hòa, do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa làm chủ đầu tư.
Nhiều trạm có thu phí tự động nhưng cũng để "cho có". |
Trạm BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp đặt tại Cái Răng thu phí hoàn vốn cho dự án mở rộng QL1 đoạn Cần Thơ-Phụng Hiệp có chiều dài khoảng 21,6km, điểm đầu tại Km2078+317,73 (qua Cần Thơ) và điểm cuối tại Km2100 (qua tỉnh Hậu Giang) theo hình thức hợp đồng BOT.
Dự án được khởi công vào tháng 8/2013 với tổng mức đầu tư khoảng 1.836 tỷ đồng và được nghiệm thu hoàn thành vào tháng 12/2015, do liên danh Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng Thi Sơn - Công ty CP Thương mại và Tư vấn đầu tư xây dựng công trình số 9 là chủ đầu tư.
Liên quan đến việc trạm BOT Hà Nội- Bắc Giang cũng bị Tổng cục ĐBVN “đe” đóng cửa thu phí từ ngày 6/7 do chậm trễ ký kết phụ lục hợp đồng triển khai thu phí ETC, đại diện Tổng cục thông tin, vào ngày 3/7 vừa qua, đơn vị này đã ký kết phụ lục hợp đồng để triển khai. Do đó, trạm này sẽ không bị dừng thu phí từ ngày mai.
Trao đổi thêm về việc này, đại diện Công ty CP Đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang khẳng định, Công ty không hề sai và cũng không có lỗi trong việc này. Tuy nhiên vừa qua, Công ty vẫn triển khai ký kết thực hiện thu phí ETC tại dự án./.
Đề cập việc triển khai các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bộ trưởng Thể cho biết Bộ đã bàn giao toàn bộ mặt bằng 654 km cho 14 tỉnh. Cùng với đó, Bộ đang triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Chủ BOT chần chừ, người dân e ngại thu phí không dừng
“Không dán thẻ thu phí không dừng thì phải xếp hàng ở làn thủ công”
Chủ đầu tư vẫn “chây ỳ” với thu phí không dừng