- Hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển vùng Tây Nguyên
- Đắc Lắc vượt 5, đạt 10 chỉ tiêu kế hoạch cả năm
Tham dự hội nghị có Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Nguyễn Văn Nên, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các Viện nghiên cứu; các Trường đại học và Sở Khoa học Công nghệ các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Chương trình Tây Nguyên 3 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là đề tài khoa học cấp nhà nước (do GS.TS Châu Văn Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài).
Chương trình này hướng tới 4 mục tiêu chính: Cung cấp luận cứ khoa học cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên bền vững; Cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch toàn vùng và xây dựng kế hoạch 5 năm trước mắt cho từng địa phương; Ứng dụng, chuyển giao công nghệ thích hợp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và đề xuất mô hình phát triển Tây Nguyên bền vững.
Toàn cảnh hội nghị |
Để đạt được các mục tiêu đó, Chương trình Tây Nguyên 3 cần tập trung nghiên cứu một số nội dung chính như: Đánh giá, tổng kết thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong 25 đổi mới; Nghiên cứu các vấn đề văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, an ninh - quốc phòng trong tiến trình phát triển…
Theo Tiến sĩ Y Ghi Niê - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, Chương trình Tây Nguyên 3 phải vừa nghiên cứu cơ bản, vừa áp dụng cho đời sống kinh tế - xã hội đối với 5 tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, Ban Chủ nhiệm Chương trình cần làm việc cụ thể với lãnh đạo các địa phương, với các nhà khoa học, các trường, viện nghiên cứu trong khu vực Tây Nguyên, để phối kết hợp, tập hợp lực lượng tri thức, giới khoa học trong quá trình nghiên cứu, để Chương trình Tây Nguyên 3 thành công, mang lại hiệu quả cao.
Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Nguyễn Văn Nên đánh giá cao việc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai đề tài quan trọng này. Đồng thời, bày tỏ hy vọng trong quá trình triển khai, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý sẽ đóng góp những ý kiến khách quan, để chương trình Tây Nguyên 3 sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần phát triển Tây Nguyên bền vững./.