Bước sang năm mới Quý Tỵ, mỗi người đều mong có sức khoẻ, an khang, thịnh vượng,sẽkhông còn đói nghèo, mọi giađìnhđều ấm no, hạnh phúc, sống chan hòa, nhân ái vàyêu thương nhau hơn.Báo điện tử VOVkính chúc quý vị và các bạn một năm mới Quý Tỵan khang, thịnh vượng.
Sau thời khắc giao thừa, dạo qua các ngôi chùa lớn của Hà Nội như: Quán Sứ, Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ...đến các ngôi chùa của làng, phường, xã đều đông chật người đến lễ chùa.
Chị Nguyễn Thị Lan, ở Thụy Khuê cho biết: “Ngày thường do bận nhiều công việc nên tôi thương ít có dịp đến chùa. Nhưng với đêm 30 Tết thì năm nào tôi cũng đi lễ. Tôi đi lễ để xua tan đi những căng thẳng và mệt mỏi của một năm cũ. Cùng với đó là cầu mong cho gia đình có một năm mới mạnh khỏe, bình an và nhiều niềm vui”.
Còn đối với cụ Nguyễn Thị Ly, 79 tuổi thì việc đi lễ đã gần như một thói quen hàng ngày. Ngày nào cụ cũng lên chùa tụng kinh, niệm Phật để cầu mong sự bình an cho gia đình. Tuy nhiên, đêm giao thừa có một điều khác biệt với ngày thường của cụ Ly đó là việc những đứa con đi làm từ xa trở về quê ăn Tết cùng đi lễ.
(Ảnh: Huy Phương) |
Sau thời điểm giao thừa đông đảo người dân TP Hạ Long tới lễ chùa Long Tiên. (Ảnh: Nghĩa Hiếu) |
(Ảnh: Nghĩa Hiếu) |
Màn pháo hoa lộng lẫy giữa hồ Gươm (ảnh: Quang Trung) |
Pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới Quý Tỵ 2013 tại TP Hạ Long (Ảnh: Nghĩa Hiếu) |
Năm nay TP Hạ Long tổ chức bắn pháo hoa tại Công viên Lán Bè, thu hút hàng vạn người dân đến chiêm ngưỡng (Ảnh: Nghĩa Hiếu) |
Hy vọng rằng, năm 2012 đang khép lại và năm 2013 đã tới, trong mỗi con người, trong mỗi gia đình chúng ta đều ổn định và đều phát triển. Dân có giàu nước mới mạnh, dân có ổn định, phát triển thì đất nước mới ổn định và phát triển đi lên". Đó chính là nội dung bài viết “Ổn định để phát triển” của Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Đăng Tiến. Mời các bạn nghe sau đây:
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) |
Với tấm lòng của mình, 2 chị em Ái Linh và Ái Chi dành riêng chú heo tiết kiệm nuôi trong hơn 1 năm qua để tặng các chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ biển trời ngoài đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Quý Tỵ.
Những ngày Tết không về Việt Nam được, tôi rất nhớ mẹ, nhớ gia đình. Nhân đây, qua làn sóng Đài TNVN tôi cũng muốn gửi lời chúc mẹ và gia đình luôn mạnh khỏe".
Qua Đài TNVN tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới những người thân yêu của mình. Tôi rất nhớ mọi người..
Đông đảo người dân chờ đón giao thừa (ảnh: Thanh Hà) |
Và đúng vào thời khắc giao thừa, trên bầu trời phố cổ rực rỡ những màn pháo hoa chào đón giao thừa Quý Tị.
Năm 2012 vừa qua, Hội An đã đón gần 1 triệu 4 trăm ngàn du khách tham quan. Ngày 31/1, Tạp chí Wanderlust - Tạp chí du lịch của nước Anh, một Tạp chí chuyên ngành có tiếng trên thế giới này công bố Hội An đứng đầu trong top 10 thành phố yêu thích hàng đầu thế giới.
Tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân (Ảnh: Thanh Hà) |
Theo Tạp chí này, năm 2012, có tất cả 976 thành phố trên toàn thế giới được bầu chọn, nhưng không nơi nào được đánh giá cao như Hội An. Ngày 14 tháng Giêng tới thành phố Hội An sẽ tổ chức lễ đón danh hiệu này.
Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An cho biết: Trong những này Tết Quý Tị, tại phố cổ Hội An sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao phong phú như: Hội thi “Giọng ca trẻ” “Nhóm ca trẻ” “Đôi khiêu vũ đẹp - Nhóm Hiphop - Thời trang nét xuân” Hội thi Thể dục dưỡng sinhHội thi“Tiếng hát mãi xuân”; Hội thi “Duyên dáng tuổi 40”; Hội thi Thể hình và biểu diễn khiêu vũ; Hội đua ghe ngang…
Bà Maria johnson, du khách đến từ Malaysia cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi đến TPHCM của Việt Nam. Tất cả mọi thứ thật ở đây thật tuyệt vời. Tôi thật sự hào hứng khi có mặt ở đây và tận hưởng bầu không khí tuyệt vời với người dân Việt Nam. Tôi ước sự may mắn và niềm vui sẽ đến với các bạn và tôi hi vọng sẽ được ở đây trong năm tới… Chúc mừng Năm mới!”./.
Hiện ở đây không khí lạnh tràn kèm gây mưa phùn, khiến nhiều người ngại ra đường. Thay vào đó, người lớn thì bật ti vi, cùng nhau xem chương trình đặc biệt chào xuân Quý Tỵ và chờ đón giao thừa.
Người dân ở một làng thuần nông huyện Yên Định, Thanh Hóa chủ yếu đón giao thừa ở ngay trong ngôi nhà ấm cúng của mình (Ảnh: Kim Anh) |
Người dân đổ về đường Bạch Đằng chuẩn bị đón giao thừa (Ảnh: Hải Sơn) |
23h25, tại Hà Tĩnh:Thời tiết tại thành phố bắt đầu mang sắc xuân, mưa chỉ còn bay lất phất, thời tiết se lạnh. Chính thời tiết xuân đã khiến cho đường phố Hà Tĩnh nhộn nhịp hơn trước, nhiều nam thanh, nữ tú đã bắt đầu ra đường, chơi xuân, đón Giao thừa.
Bạn Nguyễn Thùy Linh – sinh viên năm thứ hai Đại học Ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ: “Tôi ra đường để đón Giao thừa cùng bạn bè. Đây cũng là dịp để những người bạn lâu ngày hôm gặp mặt có cơ hội bên nhau sau một thời gian học tập xa nhà”.
Tuy nhiên, cái sự nhộn nhịp của thành phố Thành Sen cũng chỉ tập trung phần lớn ở các tuyến phố chính như đường Lý Tự Trọng, đường Phan Đình Phùng.
Không khí thành phố Đà Lạt đêm giao thừa (Ảnh: Quang Sáng) |
Chị Nguyễn Cẩm Nhung, nhà ở làng Hoàng Mai cho biết, từ khi khu vực hồ Đền Lừ được thành phố chọn là một trong những điểm bắn pháo hoa, gia đình chị không phải lên khu vực Hồ Gươm hay Công viên Thống Nhất để xem pháo hoa nữa. Năm nay, nhà chị cho cả con nhỏ mới 3 tuổi đi cùng để “ra đường vui Xuân”.
“Hiện tại, cảm giác của tôi rất vui và trên gương mặt ai cũng rạng rỡ. Năm con rắn tới, tôi mong muốn mọi người dồi dào sức khỏe, trẻ em thông minh, lanh lợi; còn bản thân mình mong muốn công việc được hanh thông” – chị Nhung chia sẻ.
Hiện tại, những ngả đường về khu vực trung tâm hồ, dòng người vẫn nô nức kéo về, nhiều bạn trẻ vừa đi vừa giương cao cờ Tổ quốc, hát những bài hát ca ngợi quê hương đất nước, mùa Xuân. Hai bên đường, rất đông người bán cành lộc, muối, mía, bóng bay… khiến không khí càng trở nên rộn ràng, phấn khởi.
23h00, ga Đà Nẵng đã tổ chức đón giao thừa cho hàng trăm hành khách đi trên đôi tàu SE7 (đi TP HCM) và SE8 (đi Hà Nội) trên sân ga và tại Phòng đợi tàu. Không hẹn mà gặp, hành khách về Tết muôn tay bắt mặt mừng trên sân ga như những người thân lâu ngày gặp mặt.
Lái tàu chính đoàn tàu SE7 Nhữ Quý Thiện sẵn sàng tiếp tục hành trình vào TP.Hồ Chí Minh (Ảnh: Đình Thiệu) |
Hành khách được tiếp đón tại phòng đợi tàu (Ảnh: Đình Thiệu) |
Tại Phòng đợi tàu, đại diện lãnh đạo Ga Đà Nẵng đã chúc hành khách xuôi Nam- ngược Bắc thượng lộ bình an, đoàn tụ gia đình trong ngày đầu năm mới.
22h55:Thời khắc giao thừa thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến rất gần. Đi qua bao giá rét heo may, qua bao khó khăn và nỗi lo cơm áo, mỗi người dân Việt Nam lại rộng mở tấm lòng đón mùa Xuân mới. Hãy cùng nghe lại những vần thơ Xuân nổi tiếng của các thi sĩ Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Anh Ngọc, Vũ Quần Phương, Nguyễn Việt Chiến...trong chương trình "Tiếng thơ" phát trực tiếp trên Hệ VOV1 của Đài TNVN.
ng Hoàng Mạnh Huê- Chủ tịch hội doanh nghiệp Việt kiều châu Âu, Chủ tịch Hội người Việt tại Ba Lan và ông Hoàng Đình Thắng - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại CH Czech đã bộc bạch những mong ước, dự định ấp ủ cho bản thân, gia đình và quê hương.
Năm mới, mong muốn rất nhiều, nhưng trên hết là cộng đồng người Việt Nam tại cộng hòa Czech sẽ luôn giữ được tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thử thách.
Tôi mong bà con hãy luôn hướng về quê hương đất nước bằng cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình và điều này cũng là mong muốn của chính phủ Czech.
22h40, tại Quảng Ninh: Tiết trời chuyển lạnh không ngăn cản bước chân du khách đến Hạ Long tham quan và đón năm mới.
Mọi con đường dẫn đến Công viên Lán Bè, phường Bạch Đằng, nơi được Thành phố Hạ Long chọn bắn pháo hoa, ngày một đông.
Thời khắc đón giao thừa năm mới 2013, Hạ Long cũng đón rất nhiều khách nước ngoài tập trung tới các điểm vui chơi.
Bày tỏ sự mến khách, nhiều khách sạn, công ty kinh doanh du lịch tại Quảng Ninh đã tổ chức các chương trình văn nghệ đặc sắc.
Thông qua các chương trình như: biểu diễn hát giao duyên trên làng chài, múa rối nước, nhảy sạp, trình diễn thời trang, nhạc dân tộc..., du khách có thêm nhiều cơ hội tìm hiểu sâu hơn về truyền thống văn hoá của người Việt Nam.
Năm nay, nhằm đảm bảo an toàn, tạo thuận tiện cho nhân dân và du khách, UBND TP Hạ Long vừa quyết định chuyển địa điểm bắn pháo mừng xuân từ Quảng trường cột 3 sang Công viên Lán Bè, phường Bạch Đằng (TP Hạ Long).
22h35 tại Hội An:Lúc này, trên quảng trường Sông Hoài, hàng vạn người dân khắp nơi đổ về đây dự Hội đèn lồng Hội An, đón giao thừa Quý Tỵ. Trên sông Hò Trên sân khấu lúc này là tiết mục tấu hài “Đón xuân vượt khó”.
Hàng vạn người dân khắp nơi đổ về quảng trường Sông Hoài dự Hội đèn lồng Hội An, đón giao thừa Quý Tỵ. (Ảnh: Thanh Hà) |
Đã từ nhiều năm nay, Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, Di sản văn hóa Thế giới Hội An lại tiếp đón hàng ngàn du khách gần xa về thưởng thức nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi năm Hội An lại mang đến cho bạn bè nhiều bất ngờ. Tết này, bắt đầu từ chiều nay, trong khu phố cổ Hội An đã diễn ra hoạt động thi và trưng bày đèn lồng, trưng bày câu đối Xuân, và nhiều trò chơi dân chơi dân gian, đường hoa phố cổ.
Phố cổ Hội An, nơi mỗi ngày trôi qua như những giấc mơ và mỗi đêm như mỗi lần lễ hội. Trong đó, ánh sáng lung linh, huyền ảo của đèn lồng đã góp phần tạo nên một hình ảnh Hội An riêng có. Và đèn lồng cùng với con người Hội An thuần hậu đã để lại ấn tượng khó quên đối với du khách mỗi lần đến với phố cổ.
Một trò chơi dân gian tại khu phố cổ Hội An (Ảnh: Thanh Hà) |
Nói đến văn hóa Hội An không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực Hội An. Trong đó, món cao lầu là đặc sản không thể thiếu khi du khách đến với Tết ở Hội An. Trước thềm năm mới, chúng ta hãy cùng nghe chia sẻ của một chủ quán cao lầu về món ăn dân dã xứ Quảng trong đêm giao thừa.
Ông Trần Tấn Phương, chủ quán cao lầu Trung Bắc ở 87 Trần Phú, thành phố Hội An, một quán cao lầu có từ lâu đời ở đây cho biết: Để có được món cao lầu quyến rũ, phải trải qua 3 lần lửa với nhiều bí quyết gia truyền. Ngày Tết, hương vị cao lầu có thêm nhiều loại rau gia vị mùa xuân từ làng rau Trà Quế.
Người dân ước vọng một năm mới với nhiều điều tốt đẹp (ảnh: Thanh Hà) |
Dòng người đổ về trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột |
22h:Chỉ còn 2 giờ nữa, chúng ta sẽ chia tay năm cũ Nhâm Thìn để bước sang năm mới Quý Tỵ. Suy ngẫm trước thời khắc chuyển giao năm mới, nhà báo Ngô Thiệu Phong viết: "Tết để đón một năm mới, là hướng tới tương lai, nhưng để ý mà xem, Tết Việt hóa ra là tết của hoài niệm, mà hoài niệm ai, cái gì nếu không phải là truyền thống, là các bậc tiền nhân tiên tổ? Tết mọi người khuyên nhau không nhắc lại chuyện cũ, nhưng đố ai trong cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng ấy mà không ngược về những cái Tết xưa, tưởng nhớ các bậc sinh thành.
Tết là lúc nào nhỉ? Là khi hương trầm nhà ai đó cúng sớm thoảng thoảng bay; là lúc chợ thoáng chốc đã đìu hiu, người người hối hả về cho kịp giao thừa, đường phố chợt thưa vắng; là lúc tiếng pháo chẳng đủ kiên nhẫn chờ phút giao canh đành đì đùng nổ. Người ta nói Tết Việt vui trong cái rối bời của chuẩn bị lo toan, trong cái tâm trạng chộn rộn, đợi chờ là vì vậy.
Tết bản chất là một lễ hội, nhưng khác và đặc biệt hơn hàng ngàn lễ hội truyền thống ở yếu tố “hướng nội” nhiều hơn “hướng ngoại”. Tết Việt là Tết của gia đình. Thứ tự đi chúc Tết được ưu tiên cho gia đình, họ hàng rồi mới tới láng giềng, bè bạn. Mồng Một Tết Cha/mồng Hai Tết Mẹ/mồng Ba Tết Thầy. Yếu tố “hướng ngoại”- trẩy hội chơi xuân có lẽ phải chính thức bắt đầu từ giêng hai.
Một anh bạn nói Tết Việt có nguồn gốc và gắn liền với sinh hoạt nông nghiệp. Vậy mai đây cuộc sống công nghiệp ào đến, nông nghiệp thu lại, chẳng biết Tết có còn không? Câu hỏi vu vơ mà cắc cớ.
Và tự nhiên, tôi thấy sao mà lòng nhân ái, tình yêu thương lại quan trọng đến như thế trong bối cảnh hiện nay".
>> Bài viết "Xuân yêu thương"ng Chu Tiến Tăng, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Berlin - Brandenburg bày tỏ vui mừng nhận thấy ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao do Hội tổ chức hướng về quê hương và Hội thường xuyên có quan hệ mật thiết với chính quyền sở tại. Ông Chu Tiến Tăng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền sở tại đối với các công tác của Hội và chúc mừng những người tham dự buổi lễ và gia đình một Năm mới dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Tại buổi lễ đón Xuân Quý Tỵ có nhiều người Đức cũng tới tham dự, chứng tỏ tỏ người Việt Nam đã hội nhập tốt vào xã hội Đức.
Các cháu người Việt thế hệ thứ 2 ở Đức biểu diễn tiết mục "Cô Tấm ngày nay" (Ảnh Văn Long) |
Nhân dịp năm mới, thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Czech, tôi xin chúc tất cả quý vị thính giả của Đài TNVN lời chúc mừng năm mới. Kính chúc quý thính giả thành công, hạnh phúc.
Thông qua Đài TNVN, tôi xin chúc cộng đồng bà con tại Cộng hòa Czech mạnh khỏe, làm ăn tấn tới, chấp hành mọi quy định của nước sở tại và đặc biệt là luôn hướng về quê hương, đất nước".
Tỉnh đoàn Thừa Thiên-Huế cùng nhà hảo tâm tổ chức trao 30 phần quà tặng 30 công nhân làm vệ sinh môi trường |
Cũng trong đêm, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trao 30 suất quà cho các trẻ em nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, mỗi suất quà 100.000 đồng cùng với quà tặng.
Những ngày trước Tết trời khá nắng nóng khiến cho hoa đào nở rộ. Nhiều gia đình sắm đào sớm nay lại tìm mua cành khác để thay nên chợ hoa Tết ở Hải Dương đến tối nay vẫn còn tấp nập. Giá hoa đào tăng gấp 2,3 lần so với hôm trước.
Đêm nay, tp. Hải Dương tổ chức bắn pháo hoa ở 2 đầu thành phố. Điểm thứ nhất là ở khu đô thị mới phía Tây, điểm thứ hai là tại hồ công viên Bạch Đằng. Thời gian bắn pháo hoa dự kiến khoảng 15 phút. Hai địa điểm bắn pháo hoa đều khá rộng rãi nên người xem có thể đứng từ xa vẫn có thể quan sát được.
Trái với không khí tấp nập tại chợ hoa và một số tụ điểm vui chơi, đến giờ này, các ngôi chùa trên địa bàn thành phố như chùa Phong Hanh, Đông Thuần, Đống Cao, Linh Thông… vẫn khá thanh vắng. Thượng tọa Thích Thanh Vân, trụ trì Tổ đình Đống Cao (tên gọi dân gian là chùa Sếu) cho biết chư tăng trong chùa đã chuẩn bị sẵn sàng cho nghi lễ đón giao thừa. Các nghi lễ này sẽ được thực hiện ngay trước thời điểm giao thừa. Đó cũng là lúc người dân bắt đầu tới lễ chùa đông.
Chùa Đống Cao (Hải Dương) thời điểm lúc 21h20 (ảnh: Việt Hòa) |
Những con đường dẫn đến tượng đài Lê Lợi, trung tâm thành phố Thanh Hóa đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người dân đã về đây chờ đón giao thừa. Bác Lê Sỹ Tường đang dẫn cháu nội đi thăm tượng đài Lê Lợi chia sẽ: “Năm nay cháu nội về ăn Tết, tôi đưa cháu ra đây thăm tượng đài, đồng thời kể cho cháu nghe về chiến công của Lê Lợi, để con cháu biết truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước trong những ngày xuân này”.
Trò chuyện với phóng viên, nhiều người dân bày tỏ ước vọng sang năm mới có nhiều thay đổi trên quê hương, đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.
Thị trưởng thành phố Paris tại buổi lễ (Ảnh: PVTT)
Còn vợ chồng anh Phạm Mạnh Tiến và chị Đậu Thị Nga, quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cũng không khá giả hơn. Do điều kiện khó khăn, từ nhiều năm nay, việc đón Tết tại Bình Dương trở thành chuyện rất bình thường. Năm nay, anh Tiến lại không may bị tai nạn gãy chân, phải nghỉ việc trong 3 tháng. Cuộc sống của 2 vợ chồng và đứa con gái một tuổi đều do một tay người vợ cáng đáng. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể, vợ chồng anh Tiến và chị Nga đã có một cái Tết với đầy đủ bánh chưng, thịt, gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn và ít tiền tiêu trong mấy ngày Tết. Trong căn phòng trọ chưa đến 10m2, vợ chồng chị vẫn không quên mua hoa tươi và 2 chậu cây cảnh để Tết thêm phần vui tươi.
20h35, tại Hà Tĩnh:Các đường phố ngập trong ánh ngũ sắc của đèn điện trang trí đón xuân mới. Từ khuôn viên Lý Tự Trọng ở trung tâm thành phố cho đến ngã tư Phan Đình Phùng – Quốc lộ 1A chìm trong sự sặc sỡ của ánh sáng đèn.
Trung tâm thành phố Hà Tĩnh (Ảnh: Việt Đức) |
Chương trình nghệ thuật hợp kết hợp với bắn pháo hoa đêm Giao thừa bắt đầu từ 22 giờ ngày 9/2 đến 0h15 phút ngày 10/2 tại Quảng trường Ngọ Môn-Huế cũng làm cho không khí thêm rộn rã. Chợ hoa Xuân tại công viên Thương Bạc, bên bờ sông Hương, dòng người cũng tập trung đông để đón thời khắc Giao thừa, với những lời chúc tốt đẹp.
Bà Nguyễn Thị Gái, một người dân huyện Quảng Điền cho biết: “Từ ngày giải phóng đến giờ, huyện Quảng Điền mới được tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức bắn pháo hoa lần đầu tiên nên ai cũng háo hức chờ đợi”.
Dịp này, khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên-Huế tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng Xuân. Tại các huyện và thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, không khí đón Xuân vui tươi, phấn khởi.
Các xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa để phục vụ nhân dân. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn vào tham quan di tích không thu tiền trong các ngày mồng 1, 2 và 3 Tết Quý Tỵ; tổ chức một số hoạt động vui Xuân tại các di tích do đơn vị quản lý.
Mải làm ăn mưu sinh nên thấm thoát đã gần 20 năm ít có điều kiện trở về ăn Tết ở Việt Nam, nhưng chưa bao giờ anh Phạm Dũng ở Praha (Cộng hòa Czech) quên được những cái Tết sum họp đầm ấm ngày còn ở nơi quê nhà.
Anh cho biết: “Ngày Tết, tôi vẫn mua đào và cùng nhóm 17 gia đình vẫn rủ nhau gói bánh chưng, kho chè và đụng lợn. Tôi mua về một con lợn cùng các gia đình chia nhau mỗi người một chút, y như hồi còn nhỏ mỗi khi Tết đến cùng mẹ vác giá đi nhận phần thịt được chia ở tổ dân phố. Vui lắm”.
Trong gần 20 năm qua, anh luôn duy trì mâm cơm ngày 30 Tết để nhắc mình và vợ con nhớ về cội nguồn. Anh Dũng tâm sự: “Tôi là người sống rất cơ bản về ý thức truyền thống gia đình. Và năm nào cũng vậy, mỗi khi Tết sắp chạm cửa, dù kinh doanh bận rộn đến mấy, tôi vẫn cố gắng thu xếp công việc để lo tổ chức đón Tết Nguyên đán cổ truyền chu đáo trên xứ người với tâm niệm giữ cho gia đình, đặc biệt hai cô con gái sinh ra ở Cộng hòa Czech một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của tổ tiên đã theo tôi từ những ngày còn nhỏ. Năm nay, Tết Việt mình vào đúng 2 ngày cuối tuần, năm nào vào ngày thường thì tôi đến trường xin phép cho các cháu nghỉ học 2 ngày để đón Tết truyền thống”.
Đôi bờ Sông Hàn lung linh trong đêm giao thừa (Ảnh: Hải Sơn) |
Mọi người bắt đầu đổ về đường Bạch Đằng |
Đường hoa Xuân Bạch Đằng-Đà Nẵng |
“Tôi hỏi một người bạn là nhà thơ về nỗi buồn nhiều phen xa nhà trong những ngày thiên hạ khép cánh cửa gió bụi, sau những bôn ba, để quây quần đoàn tụ. Anh bảo, rồi cũng quen dần, đời cuốn đi như dòng nước xiết, thời khắc chuyển mùa, mình trở về là giọt nước nguồn, trong veo nguyên sơ. Xa nhà buồn nhất là không được bên gia đình người thân, nhất là mẹ.
Cha thường nghĩ tới núi cao biển rộng, nghĩ tới hiển danh con cái. Với mẹ, con lúc nào cũng là đứa trẻ trong vòng ôm che chở. Ngần ấy tuổi đầu, cháu nội ngoại rồi mà mẹ vẫn chăm lo nâng giấc từng chút một như thuở nào bé dại. Ngược xuôi muôn nỗi, chỉ phía quê nhà mới tìm thấy ngày Tết của mình, khi ký ức ngày thơ quay về chầm chậm.
Chữ Tết anh nói đi nói lại là phải viết hoa, như thế để khẳng định sự sở hữu, riêng có. Tết tha phương là tết của thiên hạ thì trả về thiên hạ. Cái gì của mình mới quý. Đời người hữu hạn, chỉ có yêu thương là phá tan giới hạn; và tuổi thơ giúp ta nối dài thêm cuộc sống. Vậy thì chỉ có ở quê nhà, nơi cất giữ tuổi thơ cho ta, với bao nỗi bồi hồi, với bao niềm mong đợi, ta mới được sống thật nhất ý nghĩa của ngày tết...” – nhà báo Trần Nhật Minh viết
Tết là dịp để mọi người tụ hội, sum vầy. Không nằm ngoài ý nghĩa đó, dù ở mọi phương trời xa xôi, nhưng cứ đến Tết là kiều bào ta ở khắp nơi trên thế giới đều hướng về quê cha đất tổ, trở về quê nhà để thăm người thân, bạn bè và cùng nhau đón năm mới trong không khí gia đình ấm cúng. Đối với rất nhiều kiều bào, về quê hương không chỉ đơn thuần là ăn Tết, mà còn là dịp tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh, đóng góp chất xám, trí tuệ cho sự phát triển của Việt Nam.
5 điểm bắn pháo hoa tầm cao gồm: hồ Gươm (có 2 trận địa trước Bưu điện Hà Nội và trước trụ sở báo Hà Nội mới); công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng); vườn hoa Lạc Long Quân (Tây Hồ); hồ Văn Quán (Hà Đông); sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Từ Liêm). 24 điểm bắn tầm thấp ở 24 quận, huyện, thị xã gồm: Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây.
Pháo hoa đồng loạt được bắn từ 0h đến 0h15, với thời lượng bắn 15 phút tương tự như năm trước.
Phố Bà Triệu, Hà Nội thời điểm lúc 19h55 đêm giao thừa Quý Tỵ (ảnh: Quang Trung) |
Không khí chào đón năm mới ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã rất tưng bừng. Tại các tuyến đường của thành phố, cờ hoa rực rỡ cùng với ánh điện trang trí đã làm không gian đón chào năm mới càng rực rỡ hơn. Trên nét mặt mỗi người, niềm hân hoan chào đón năm mới như rạng ngời thêm.
Tại trung tâm thành phố, các hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức chào đón năm mới, thay thế cho việc bắn pháo hoa như mọi năm. Tỉnh đã dành số tiền tiết kiệm từ việc không bắn pháo hoa trên 1,2 tỷ đồng để ủng hộ quỹ vì người nghèo của tỉnh. Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa để ủng hộ, giúp đỡ các gia đình khó khăn trên địa bàn có một cái tết đầy đủ, ấm áp hơn. Tại các bản làng bà con đã tụ họp đông đủ tại nhà văn hóa của bản để cùng nhau đón chào năm mới.
Thời khắc giao thừa sắp đến, mỗi gia đình đều quây quần bên nhau để ôn chuyện trong năm qua và nhắc nhở con cháu cùng tiến bộ hơn trong năm mới. Không khí đầm ấm tại mỗi gia đình như hứa hẹn một năm mới với nhiều niềm vui mới.
Anh Lê Huy Thắng, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La chia sẻ: “Mặc dù còn rất nhiều khó khăn thách thức nhưng năm 2012 đã qua đi với rất nhiều niềm vui. Trước thềm năm mới chúng tôi cảm nhận được không gian không khí của mọi người rất vui tương phấn khởi và cũng nhận được tình cảm, trách nhiệm của xã hội đối với mỗi gia đình cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo để mọi người đều có tết. Chắc chắn rằng, với sự chung tay giúp đỡ của Đảng, Nhà nước cũng như của cả cộng đồng, tôi tin tưởng rằng tất cả mọi người đều có Tết”.
19h15, tại Hội An: Thời tiết lúc này tại phố cổ Hội An vô cùng ấm áp, thuận tiện cho người dân mua sắm, du khách đi dạo phố cổ. Dọc theo đường Trần Hưng Đạo, khu vực khách sạn Hội An và trung tâm văn hóa thể thao Hội An tràn ngập các loại hoa. Năm nay thời tiết thuận lợi cho người trồng hoa nên giá các loại hoa phải chăng.
Và lúc này, trên quảng trường Sông Hoài, hàng vạn người dân khắp nơi đổ về đây chuẩn bị dự Hội đèn lồng Hội An, đón giao thừa Quý Tỵ. Ban Tổ chức đã mở hệ thống chiếu sáng, đèn trang trú mái ngói và quanh Quảng trường Sông Hoài, hệ thống đèn trang trú vườn tượng bật sáng lung linh. Mọi người đang háo hức chờ đón giây phút chuyển giao giữa năm cũ với năm mới. Nét Xuân đã tràn vào mỗi góc phố, từng con đường, từng mái ngói rêu phong, từng khu phố cổ.
Tại khu vực chùa Cầu, đường Bạch Đằng và Trần Phú, nhiều nhóm tập hát dân ca, chời bài chòi. Những nét văn hóa truyền thống đã được Hội An gìn giữ từ ngàn đời nay. Trong những ngày cuối năm Nhâm Thìn, phố cổ Hội An đón tin vui: Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Wanderlust công bố thành phố Hội An của Việt Nam được độc giả bầu chọn là thành phố yêu thích nhất thế giới. Vì vậy người Hội An năm nay đón Tết trong niềm vui mới.
Không còn cảnh chen lấn, các dãy ghế chật cứng người ngồi, thậm chí là ngồi cả dưới đất… tại đây, những hành khách cuối cùng có thể thoải mái lựa chọn chỗ ngồi thích hợp và thậm chí là có thể nằm dài trên các băng ghế để nghỉ ngơi chờ đến giờ lên xe. Đa số khách tới đây là đã mua vé từ trước và chờ đến giờ lên xe. Tuy nhiên, cũng có nhiều hành khách đến đây mua vé đi ngay và hầu hết đều tìm được tấm vé mình muốn.
Một chủ xe cho biết, vé vẫn còn nhiều và hôm nay đã có nhiều xe xuất bến mà không đầy ghế. Theo ghi nhận của phóng viên, các quầy vé bán nhiều vé đi trong ngày vẫn chủ yếu là khách đi các tuyến Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên… và cả các tuyến gần như Bình Thuận, Vũng Tàu…
Anh Võ Xuân Việt, hành khách đi Quảng Ngãi cho biết, anh ra mua có vé ngay, rất dễ dàng chứ không như mọi năm. Anh Việt cho biết thêm: “Năm nay mua vé rất thoải mái. Mọi năm, ra mua cứ phải xếp hàng đông lắm, nay thì rất thưa thớt”.
Khách đi ngày hôm nay, phần lớn đều phải đón giao thừa trên xe chứ không được đoàn viên bên gia đình. Đa số họ là lao động nghèo, là sinh viên ở lại làm thêm, là nhiều người với những lí do khác nhau mà hôm nay mới được về… tâm trạng chủ yếu là phấn khởi và xen lẫn chút tủi thân vì không thể ở bên gia đình lúc thời khắc thiêng liêng nhất.
Chị Trần Thị Thu Huyền, hành khách đi tuyến Thanh Hóa cho biết, quê chị ở Thanh Hóa nhưng đã chuyển vào Nam sinh sống được hơn 20 năm và nay mới có dịp về quê cũ. Chị cũng rất phấn khởi vì đã có được tấm vé mình cần một cách nhanh chóng.
Còn Thanh Thi, sinh viên một trường Đại học tại TPHCM cho biết, mình đã định không về mà ở lại làm thêm nhưng đến phút cuối nhớ nhà quá nên đã quyết định về nhà. Thi bảo nghe đài báo nói là bến xe thưa thớt, vé dễ mua nên đánh liều mang balo ra bến xe và em cũng bất ngờ với việc nhanh chóng có được tấm vé về quê ở Huế với giá cả hợp lý. Thi khoe với chúng tôi một túi quà to và bó hoa loa kèn mà em bảo đã mua bằng chính tiền làm thêm của mình trong những ngày trước Tết. Chắc chắn Thi sẽ có được cái Tết ấm cúng và ý nghĩa bên gia đình.
Còn rất nhiều, rất nhiều những chia sẻ của những con người lao động nghèo chân chất về Tết… ()
18h35:Cũng giống như trong đất liền, hiện tại, các chiến sỹ đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa đã chuẩn bị xong mâm cơm cuối năm. Cỗ Tết ở đảo không thịnh soạn như ở đất liền nhưng cũng có đủ bánh chưng, dưa hành, giò lụa…
Tại hội trường của các đảo đều đã được trang hoàng mang đậm không khí Tết. Do điều kiện không thể có đào, mai thật nên các chiến sỹ đã làm ra những cây đào, mai, quất giả. Thân cây được làm bằng cây mù u hoặc phi lao.
Đại úy Nguyễn Văn Ngọc, điểm trưởng điểm B đảo Thuyền Chài cho biết: Hiện tại các anh em chiến sỹ trên đảo đã chuẩn bị xong mâm cơm tất niên. Sau bữa cơm, cả đảo sẽ tiến hành hái hoa dân chủ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác. Sau đó, toàn bộ các cán bộ, chiến sỹ sẽ tập trung ở hội trường để đón năm mới và nghe chúc Tết của Chủ tịch nước qua làn sóng phát thanh, truyền hình.
Đại úy Ngọc cũng cho biết thêm, tuy đón Tết nhưng đảo vẫn duy trì trực, gác đầy đủ, thậm chí còn hơn những ngày thường.
Chính điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi Xuân về. Dù không ngày nghỉ, nhưng tự nhiên, cứ đến ngày cuối năm, những người xa xứ ai cũng nôn nao một tâm trạng khó tả.
Chúng tôi được mời đến dự bữa cơm tất niên tại nhà anh Nguyễn Viết Quý ở Warsaw. Trong nhà mọi người trò chuyện rôm rả, không khí ấm cúng như ở quê nhà.
Hàng nghìn năm nay rồi, dân Việt ăn Tết theo Âm lịch, còn gọi là Tết Nguyên đán, Tết truyền thống dân tộc, hay gọn lại vừa dân dã vừa dễ nhớ mà rất đỗi thân quen là Tết ta.
18h10:Trong chương trình Thời sự đặc biệt chiều 30 Tết trên sóng phát thanh Hệ VOV1 của Đài TNVN, giáo sư Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng cho rằng: Mâm cơm cuối năm dù tươm tất, hay đạm bạc thì vẫn thể hiện sự thành kính, thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt. Ngày nay, cuộc sống bận rộn hơn nhưng ý nghĩa của mâm cơm tất niên vẫn rất lớn trong văn hóa Việt. “Mâm cơm ngày Tết là nét đẹp của người Việt, để rũ bỏ những gì của năm cũ để chuẩn bị bước sang năm mới. Nó thiêng liêng là vì đây là thời điểm cuối năm, bữa cơm không còn là bữa cơm mà còn là sinh hoạt văn hóa trong gia đình, vì vậy mà càng phải củng cố và phát huy” - giáo sư Lê Hồng Lý nói Nghe phóng sự về bữa cơm tất niên trên Hệ VOV1 |
Vì thế, mỗi yếu tố tạo nên mâm cỗ và không khí trùm quanh nó đều mang thông điệp về cái thiêng và chuyển tải lòng hiếu thảo, sự biết ơn, niềm hạnh phúc được sống trong sự chở che của các thần linh, được bình an bên người thân…với hy vọng rằng những gì tốt đẹp nhất đang chuẩn bị mở ra sau khi một năm cũ khép lại. Ngồi bên bữa cỗ Tất niên, con người thấy muốn chia sẻ, muốn yêu thương bằng một tình cảm tràn ngập cảm xúc. Khi đó lòng người bao dung hơn bình thường.
Cỗ tất niên là một sản phẩm văn hóa Việt rất đặc sắc. Tôi rất coi trọng bữa cơm Tất niên. Đó là lúc tôi nhận ra trách nhiệm và bổn phận của mình rõ ràng nhất..." >> Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc
Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, đời sống có nhiều bất ổn thì tình yêu thương giữa con người với con người lại càng đáng quý và có giá trị hơn bao giờ hết. Vì thế, Tết cũng là dịp để chúng ta quan tâm đến nhau hơn, sống với nhau chân thành, yêu thương hơn.
Với mong muốn mang đến cho độc giả một cái Tết đầm ấm, tràn ngập tình yêu thương, đậm đà bản sắc dân tộc, chương trình đặc biệt “Giao thừa online: Xuân yêu thương” cập nhật, phản ánh một cách đầy đủ, sinh động và phong phú nhất về không khí đón Tết Quý Tỵ 2013 trên mọi miền đất nước cũng như Kiều bào ta ở nước ngoài do các phóng viên VOV ở khắp mọi miền đất nước và các nước trên thế giới thực hiện.