Cùng với đó, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định. Các hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả có dấu hiệu vi phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì sẽ được chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự để xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những nội dung này được quy định trong Nghị định 08 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, từ ngày 1/3, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30 triệu đồng, tùy giá trị hàng giả tương đương hàng thật.

20656352_images1215185_tieuhuyhanggia2.jpg
Tiêu hủy hàng giả (ảnh: KT)

Cụ thể, đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị 1 triệu đồng.

Phạt tiền từ 500.000 đồng – 2 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị từ 1-3 triệu đồng.

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị từ 3-5 triệu đồng.

Trong trường hợp hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên thì bị phạt 20-30 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp phạt gấp 2 lần các mức nêu nếu hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế….

Cùng với đó, sẽ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Số tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm tiền phạt, tiền bán tang vật… theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính./.